1 tô bún mắm bao nhiêu calo? Lợi ích dinh dưỡng khi ăn bún mắm

1 tô bún mắm bao nhiêu calo? Lợi ích dinh dưỡng khi ăn bún mắm

Ẩm thực Việt Nam đặc sắc nhờ sự kết hợp vô cùng hấp dẫn các nguyên liệu dân dã từ cuộc sống. Trong đó, món ăn khiến nhiều người ấn tượng, thể hiện rõ vị ngon độc đáo của các món ăn Việt chính là món bún mắm. Món ăn là sự kết hợp giữa bún tươi, nước lèo từ mắm, thịt heo quay,… Vì vậy, rất nhiều bạn thắc mắc 1 tô bún mắm bao nhiêu calo? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Bún mắm là gì?

Bún mắm là món ăn đặc sản dân dã của miền tây Nam bộ Việt Nam. Món ăn hấp dẫn nhờ phần nước lèo được nấu bằng mắm cá linh hoặc cá sặc, đặc biệt phổ biến tại Trà Vinh và Sóc Trăng. Cách chế biến bún mắm khá đơn giản, vì món ăn được người dân nơi đây sáng tạo cho những bữa ăn nhanh hằng ngày trước khi đi làm.

Đầu tiên, nấu rã con mắm, lọc qua rây để nước dùng trong hơn. Sau đó, nêm nếm lại theo khẩu vị đường, hành sả. Phiên bản gốc của bún mắm khá đơn giản, nhưng ngày này, để tăng hương vị và dinh dưỡng, bún mắm thường có thêm các loại topping như cá, tôm, heo quay và mực.

Bên cạnh đó, để giúp món ăn thêm cân bằng dinh dưỡng, bún mắm thường được ăn kèm với nhiều loại rau như rau muống chẻ, bông súng, rau đắng, bắp chuối, kèo nèo, giá, rau diếp cá (dấp cá).

Bún mắm là món ăn đặc sản dân dã của miền tây Nam bộ Việt Nam
Bún mắm là món ăn đặc sản dân dã của miền tây Nam bộ Việt Nam

1 tô bún mắm bao nhiêu calo?

Công thức tính lượng calo của một món ăn là bằng tổng lượng calo của các thành phần tạo nên món ăn đó. Bún mắm được nấu bằng cách phối hợp khá nhiều nguyên liệu với đa dạng dinh dưỡng.

Vì vậy, không có con số chính xác về calo trong 1 tô bún mắm, nó phụ thuộc nhiều vào các nguyên liệu để nấu món ăn này. Tuy nhiên, một tô bún mắm bình thường, với các nguyên liệu cơ bản gồm mắm, bún, hải sản, rau sẽ cung cấp khoảng 480 calo.

Tham Khảo Thêm:  Năm 2025 là năm con gì, mệnh nào? Tuổi sinh con đẹp nhất?
Một tô bún mắm với các nguyên liệu cơ bản gồm mắm, bún, hải sản, rau sẽ cung cấp khoảng 480 calo

Bún đậu mắm tôm bao nhiêu calo?

Một phần bún đậu mắm tôm cơ bản sẽ có các nguyên liệu gồm: rau sống ăn kèm, bún trắng, thịt heo luộc, đậu hũ chiên, dồi chiên, chả cốm, mắm tôm. Để tính được một phần bún đậu mắm tôn có bao nhiêu calo, bạn cần nắm được lượng calo trong mỗi nguyên liệu.

Xem chi tiết: Bún đậu mắm tôm bao nhiêu calo? Ăn bún đậu mắm tôm có béo không?

Một phần bún đậu với 4 nguyên liệu là bún, mắm tôm, đậu và thịt sẽ cung cấp khoảng 465 calo

Bún nước tương bao nhiêu calo?

Bún nước tương hay còn gọi là bún xì dầu là một món ăn dân giã không cần chế biến cầu kỳ, nhưng vẫn mang hương vị rất đặc trưng. Thông thường, có hai loại bún nước tương là loại bún chay và loại bún thập cẩm (thường là bún cho người ăn mặn). Hai loại này đều có hương vị riêng biệt và cũng có lượng calo khác nhau.

Xem chi tiết: Bún nước tương bao nhiêu calo? Ăn bún nước tương béo không?

Một tô bún nước tương cung cấp khoảng 300 – 400 calo

Giá trị dinh dưỡng của một tô bún mắm

Bún mắm còn được đánh giá khá cao về giá trị dinh dưỡng cao vì mỗi loại nguyên liệu để làm bún mắm đều cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể. Nhờ vậy, bún mắm cung cấp đa dạng các nhóm chất từ carbohydrate, protein, chất xơ FOS, chất béo đến vitamin và khoáng chất.

Bún mắm còn được đánh giá khá cao về giá trị dinh dưỡng cao

Lợi ích dinh dưỡng khi ăn bún mắm

Bún

Thành phần chính của bún là bột gạo, cung cấp nhiều chất xơ, canxi, và tinh bột cần thiết giúp chuyển hóa thành năng lượng vận động cho cơ thể. Đây cũng là chất vô cùng quan trọng giúp duy trì các hoạt động hằng ngày.

Thành phần chính của bún là bột gạo, cung cấp nhiều chất xơ, canxi, và tinh bột

Mắm cá

Tiếp đến là một thành phần cũng quan trọng không kém, giúp tạo ra hương vị và mùi thơm đặc trưng cho món bún này. Mắm cá là nguồn cung cấp chất đạm dồi dào, cùng nhiều protein, DHA, vitamin B, vitamin PP (niacin),…

Mắm cá là nguồn cung cấp chất đạm dồi dào

Tôm

Tôm là một nguyên liệu cung cấp đa dạng các dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt là canxi, đạm, photpho, axit béo tốt không chứa cholesterol và nhiều khoáng chất. Vì vậy, ăn tôm có rất nhiều lợi ích, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, đột quỵ và tốt cho hệ xương.

Tôm là một nguyên liệu cung cấp đa dạng các dưỡng chất cho cơ thể

Mực ống

Mực ống thì lại có vai trò vô cùng quan trọng, giúp hình thành hồng cầu, cung cấp protein, giảm các triệu chứng của viêm khớp, giúp xương chắc khỏe, giảm huyết áp và tăng cường hệ miễn dịch.

Tham Khảo Thêm: 
Mực ống thì lại có vai trò vô cùng quan trọng, cung cấp chất giúp hình thành hồng cầu

Thịt heo quay

Thịt heo quay có tác dụng chống thiếu máu vô cùng hiệu quả nhờ thành phần hemoglobin chủ yếu nằm trong phần thịt nạc. Vì vậy, bên cạnh vị ngon, loại topping này cũng cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể nhé!

Thịt heo quay có tác dụng chống thiếu máu vô cùng hiệu quả

Cá lóc

Cá lóc nổi tiếng với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào và đa dạng, phù hợp để bồi bổ cho những người mới khỏi bệnh hoặc suy dinh dưỡng. Thịt cá rất giàu vitamin và khoáng chất, có tác dụng bổ huyết, trừ đàm, tốt cho phụ nữ đang cho con bú và những người cần hồi phục sức khỏe.

Cá lóc nổi tiếng với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào và đa dạng

Cà tím

Cà tím là loại quả không thể thiếu trong món bún mắm, tạo vị ngọt đặc trưng khiến nhiều người yêu thích. Món ăn này có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa ung thư, bảo vệ tim mạch, kiểm soát bệnh tiểu đường, tốt cho hệ tiêu hóa và hỗ trợ làm đẹp da.

Cà tím là loại quả không thể thiếu trong món bún mắm, tạo vị ngọt đặc trưng của món ăn

Rau sống ăn kèm

  • Bông súng: Bảo vệ tim và hệ hô hấp, an thần, tăng cường sinh lực, tốt cho tiêu hóa nhờ hỗ trợ điều trị kiết lỵ, tiêu chảy, viêm thận và đau lưng.
  • Rau đắng: Tốt cho các bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer, Parkinson, ung thư; tốt cho tim mạch và hệ xương khớp.
  • Hẹ: Chữa cảm mạo, trị táo bón, tốt cho xương, giảm huyết áp và cholesterol trong máu.
  • Giá: Tăng cường nội tiết tố nữ, hỗ trợ điều trị tim mạch, cao huyết áp, hỗ trợ giải độc kim loại hoặc rượu vô cùng hiệu quả.
  • Rau muống: Tốt cho tiêu hóa, trị bệnh thiếu máu và tiểu đường nhờ chứa hàm lượng chất xơ, canxi, sắt và vitamin đa dạng.
  • Khèo nèo: Giúp thanh thấp nhiệt, lợi tiểu, nhuận tràng và hỗ trợ rất tốt trong việc điều trị tiết niệu, gắt tiểu.
  • Bắp chuối: Điều trị thiếu máu, ngăn ngừa ung thư, tiểu đường, giảm cân và giảm các biểu hiện lo âu vô cùng tốt.
Rau ăn kèm món bún mắm khá đa dạng với nhiều dưỡng chất

Cách ăn bún mắm để không tăng cân

Mặc dù bún mắm không chứa nhiều calo nên ăn bún mắm với tần suất vừa phải có thể không gây tăng cân. Tuy vậy, bạn cũng chỉ nên ăn vào bữa sáng hoặc bữa trưa để tránh bị chướng bụng, đầy hơi, năng lượng tích tụ tạo thành mỡ.

Mỗi tuần, bạn chỉ nên ăn khoảng 2 hoặc 3 bữa bún mắm, kết hợp thêm nguyên liệu khác giúp bổ sung chất xơ cho cơ thể, thúc đẩy tiêu hóa hiệu quả hơn.

Cách ăn bún mắm để không tăng cân

Giải đáp các câu hỏi về 1 tô bún mắm bao nhiêu calo?

Ăn bún mắm có tăng cân không?

Như đã đề cập bên trên, lượng calo của 1 tô bún mắm chỉ dao động khoảng 480 calo, phù hợp để làm một món ăn chính. Tuy nhiên, nếu một ngày bạn ăn quá nhiều, và vượt ngưỡng năng lượng cần thiết của cơ thể thì có thể khiến cơ thể tăng cân nhanh chóng. Vì vậy, bạn nên cân bằng lượng calo nạp vào cơ thể để kiểm soát cân nặng hiệu quả nhé!

Tham Khảo Thêm:  Đi Đà Lạt mùa nào đẹp? Những trải nghiệm & địa điểm du lịch theo mùa thú vị
Để không tăng cân, bạn nên ăn bún mắm với tần suất khoảng 2 – 3 bữa một tuần và kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể

Phụ nữ mang thai ăn bún mắm được không?

Bởi vì bún mắm được nấu từ các món mắm chưng từ cá tươi chưa được chế biến chín nên có thể tìm ẩn nhiều nguy cơ còn tồn tại vi khuẩn, có thể làm mẹ bầu bị tiêu chảy, đau bụng. Bên cạnh đó, dứa cũng được sử dụng để nấu bún mắm, mà đây lại là loại quả mà mẹ bầu nên kiêng trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ.

Vì vậy, những mẹ bầu mới mang thai nên hạn chế hoặc không nên ăn món bún mắm để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Sau giai đoạn này, mẹ vẫn có thể thoải mái ăn nhưng cân đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Những mẹ bầu mới mang thai nên hạn chế hoặc không nên ăn món bún mắm

Những điều cần lưu ý khi ăn bún mắm sau sinh?

Sau khi sinh, mẹ có thể ăn bún mắm nhưng với liệu lượng vừa phải, và đảm bảo các lưu ý dưới đây để an toàn sức khỏe mẹ nhé!

  • Mẹ vừa sinh nên cơ thể còn yếu, mẹ nên cân nhắc lựa chọn thật kỹ quán bán bún mắm sạch, an toàn để hạn chế nguy cơ bị tiêu chảy, đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
  • Ăn bún mắm dễ khiến mẹ bị ợ chua, đầy hơi, chướng bụng,… vì thành phần của mắm là từ cá chưa được chế biến kỹ.
  • Mẹ nên chờ đợi cơ thể phục hồi sức khỏe trong 1 – 2 tháng sau sinh thì mới bắt đầu ăn bún mắm nhé!
Sau khi sinh, mẹ có thể ăn bún mắm nhưng với liệu lượng vừa phải và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Xem thêm:

  • 1 tô bún bò bao nhiêu calo? Cách ăn bún bò không bị tăng cân
  • 1 tô bún riêu bao nhiêu calo? Ăn bún riêu có mập không?
  • Hủ tiếu bao nhiêu calo? Ăn hủ tiếu nhiều có béo (mập) không?

Trên đây là thông tin về dinh dưỡng, giúp bạn biết được 1 tô bún mắm bao nhiêu calo cũng như những lưu ý vô cùng quan trọng để thưởng thức món ăn này an toàn với sức khỏe. Nếu bài viết hay và hữu ích, đừng quên chia sẻ ngay để nhiều bạn cùng biết nhé!

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.