Bệnh phong thấp là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh phong thấp là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Video bệnh phong thấp

Bệnh phong tê thấp

Phong tê thấp khiến người bệnh đau nhức và căng cứng xương khớp, giảm phạm vi cử động

Bệnh phong thấp là gì?

Từ lâu, khái niệm “phong thấp” đối với người Việt Nam, nhất là những người lớn tuổi đã không còn xa lạ nữa. Tuy nhiên, phong thấp (hay phong tê thấp) chỉ là tên gọi của Đông y, còn trong Y học hiện đại, khái niệm này có thể chỉ nhiều bệnh xương khớp khác nhau như thoái hóa khớp, loãng xương, viêm khớp dạng thấp…

Sau khi đánh giá các triệu chứng và dấu hiệu bệnh, phong thấp được nhận định là giống với viêm khớp dạng thấp nhất. Vậy nên hiện nay, nhắc đến phong thấp chính là đang đề cập về bệnh viêm khớp dạng thấp.

Biểu hiện đầu tiên của căn bệnh là đau nhức và tê cứng các khớp, chủ yếu là các khớp nhỏ (ngón tay và ngón chân), sau đó ảnh hưởng đến nhiều khớp khác trên cơ thể. Phong thấp thường có xu hướng tiến triển chậm, nhưng sẽ “đeo đuổi” người bệnh suốt đời (vì là bệnh mạn tính).

Bệnh có thể phá hỏng cấu trúc khớp, làm biến dạng ngón tay, ngón chân và thậm chí gây liệt chi. Tuy nhiên, chúng ta có thể hạn chế được tổn thương ổ khớp và duy trì chức năng vận động của khớp nếu phát hiện bệnh sớm và chữa trị đúng phương pháp.

Nguyên nhân gây bệnh phong tê thấp

Rối loạn miễn dịchcơ chế bệnh sinh khiến bạn bị phong tê thấp và một số bệnh lý phổ biến khác như viêm khớp vảy nến, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp phản ứng… Lúc này, hệ thống miễn dịch chuyển trạng thái từ “bảo vệ” sang “tấn công” do nhầm lẫn tế bào sụn, xương dưới sụn và các mô quanh khớp khỏe mạnh của cơ thể là tế bào ngoại lai.

Cho đến nay, “thủ phạm” khiến hệ miễn dịch nhận diện sai “kẻ thù” vẫn chưa tìm ra, nhưng một số yếu tố nguy cơ được chỉ ra là:

  • Di truyền
  • Môi trường như nguồn nước nhiễm độc, hóa chất công nghiệp, khói bụi…
  • Thuốc lá

Phòng ngừa phong tê thấp

Thuốc lá là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ khởi phát phong tê thấp

Các yếu tố nguy cơ trên là quan điểm của Y học hiện đại. Còn theo Y học Cổ truyền, phong thấp cũng xuất phát từ hệ thống miễn dịch, nhưng được lý giải theo một cách khác, đó là: khi sức đề kháng bị suy giảm, hàn khí (gió, hơi lạnh) đi qua lỗ chân lông xâm nhập vào cơ thể khiến kinh mạch ứ tắc, sinh ra bệnh phong thấp.

Ngoài ra, sự khởi phát của bệnh còn liên quan đến tuổi tác, giới tính và cân nặng. Cụ thể, những người trong độ tuổi 40 – 60, thừa cân béo phì và nữ giới dễ bị phong thấp hơn các đối tượng khác. Nhưng vì nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định cụ thể nên mục tiêu hướng đến trong kế hoạch phòng và điều trị bệnh hiệu quả là tác động từ cơ chế bệnh sinh. Và điểm chủ chốt trong kế hoạch này là tập trung điều hòa miễn dịch, ngăn chặn phản ứng viêm, bảo vệ màng hoạt dịch hiệu quả, giúp bảo vệ xương khớp từ gốc.

Tham Khảo Thêm:  Ăn Chay Ngày Nào Theo Đúng Chuẩn Phật Giáo?

Những triệu chứng giúp phát hiện sớm bệnh phong thấp

Người bị bệnh phong thấp sẽ xuất hiện đồng thời các triệu chứng toàn thân và triệu chứng tại khớp bị ảnh hưởng:

  • Triệu chứng toàn thân: Chân, tay ra nhiều mô hôi; cơ thể mệt mỏi và sốt nhẹ; ăn uống không ngon, sụt cân.
  • Triệu chứng tại khớp: Đau nhức âm ỉ; căng cứng khó cử động; vùng da quanh khớp sưng và ấm.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể nhận thấy những biểu hiện khác như: nổi nốt sần ở quanh khớp, mắt khô, giảm tiết nước bọt và tim đập nhanh… Các triệu chứng và dấu hiệu này sẽ trầm trọng theo thời gian, do đó nếu phát hiện bệnh càng sớm, tổn thương xương khớp càng ít và hiệu quả điều trị càng cao.

Bệnh phong thấp có lây không?

Phong thấp là một bệnh gây ra do hệ miễn dịch trong cơ thể tấn công các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể, do đó bệnh không có yếu tố lây nhiễm.

Bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi từ 30-50 và gây ra rất nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe, khả năng vận động nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách khiến bệnh trỏ nặng.

Sự nguy hiểm của bệnh phong tê thấp

Theo thời gian, sụn và xương dưới sụn của khớp bị phong thấp sẽ mòn và mỏng dần, phá hủy ổ khớp làm giảm chức năng vận động, thậm chí mất hoàn toàn khả năng cử động do teo cơ, biến dạng khớp. Điển hình của biến chứng phong thấp là các ngón tay rụt lại, cứng đơ và ngón chân đan chồng vào nhau.

Phòng ngừa phong tê thấp

Phong thấp không chữa trị kịp thời sẽ làm biến dạng các đốt ngón chân, ngón tay khiến người bệnh không thể cử động bình thường

Bàn tay hoặc bàn chân dị dạng và bất động đẩy cuộc sống của bạn rơi vào vực thẳm bởi từ việc ăn uống, vệ sinh, mặc quần áo đến nhu cầu đi lại, cầm nắm hay vui chơi… đều không thể thực hiện trơn tru. Đó là chưa kể, bệnh phong thấp còn khiến nhiều bộ phận của cơ thể như mắt, tai, phổi và tim bị suy giảm chức năng.

Có thể thấy, phong tê thấp là bệnh lý đặc biệt nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Do đó, ngay cả khi xương khớp khỏe mạnh, không có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, bạn cũng nên đề cao cảnh giác.

Phòng tránh bệnh phong thấp như thế nào?

Nâng cao sức khỏe xương khớp và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể là cách tốt nhất giúp bạn giảm bớt rủi ro phong thấp. Khi căn bệnh này chưa “gõ cửa”, bạn cần làm ngay những điều sau đây:

  • Bổ sung dưỡng chất chuyên biệt hỗ trợ giảm phản ứng viêm

JEX thế hệ mới với công thức độc quyền được tạo nên từ những tinh chất thiên nhiên quý như Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide thủy phân, Chondroitin Sulfate, Turmeric Root…cùng nhiều dưỡng chất khác chuyên biệt cho xương khớp là sản phẩm hỗ trợ tác động vào cơ chế bệnh sinh của các bệnh xương khớp, giúp ức chế hình thành tự kháng thể và các yếu tố tiền viêm như TNF-α, IL-1, IL-6, interferon gamma… ngăn chặn hình thành phản ứng viêm trong khớp, từ đó bảo vệ màng hoạt dịch, sụn và xương dưới sụn để nâng cao hiệu quả phòng ngừa bệnh phong thấp.

  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và tập luyện thể dục đều đặn mỗi ngày

Một thực đơn ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, cùng chế độ tập luyện thể chất khoa học vừa tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, vừa nâng cao sức khỏe xương khớp, góp phần hạn chế nguy cơ phong thấp.

  • Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố độc hại

Đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh bụi bẩn; mang đồ bảo hộ nếu làm công việc phải tiếp xúc thường xuyên với hóa chất độc hại (như công nhân mạ kim loại công nghiệp, công nhân vệ sinh môi trường…).

Tham Khảo Thêm:  Bún nước tương bao nhiêu calo và ăn có mập không?

Cách phòng ngừa phong tê thấp

Sử dụng đồ bảo hộ lao động khi làm công việc tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại

  • Bỏ thuốc lá

Khói thuốc lá là chất dẫn lý tưởng cho nhiều căn bệnh nguy hiểm tìm đến cơ thể, trong đó có phong tê thấp. Vì vậy, tránh xa thuốc lá chính là hành động thiết thực để bạn bảo vệ sức khỏe xương khớp của mình và những người xung quanh.

  • Thăm khám y tế định kỳ

Bệnh phong thấp sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho xương khớp và cơ thể nếu được phát hiện sớm. Bạn cần đến bệnh việm kiểm tra ngay khi nhận thấy ngón tay, ngón chân đau nhức và cứng bất thường, dù những biểu hiện chưa thật sự rõ ràng.

Phong tê thấp thuộc nhóm bệnh tự miễn – tức là bệnh do rối loạn miễn dịch gây ra. Chính vì lẽ đó, dù phòng tránh tốt đến đâu cũng khó có thể ngăn chặn triệt để nguy cơ mắc bệnh.

Chẩn đoán bệnh phong tê thấp

Ở giai đoạn khởi phát, các biểu hiệu phong tê thấp không bộc lộ rõ rệt và tương đối giống với các bệnh xương khớp khác. Vậy nên, ngoài kiểm tra bệnh sử (thời gian nhận thấy cảm giác đau nhức khớp, các tổn thương xương khớp trước đó, tính chất công việc… ), bác sĩ sẽ tiến hành làm các xét nghiệm:

  • Xét nghiệm máu

Những người bị phong thấp thường có tốc độ lắng hồng cầu cao. Kết quả xét nghiệm máu sẽ cho thấy số lượng hồng cầu cao hay thấp, từ đó bác sĩ sẽ dễ dàng xác định được bạn có mắc bệnh hay không?

  • Kiểm tra hình ảnh

Chụp X-quang, cộng hưởng từ MRI cung cấp hình ảnh chi tiết về tình trạng bên trong khớp.. Nhờ đó, bác sĩ có thể đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như diễn biến của bệnh.

Các phương pháp điều trị phong tê thấp hiệu quả hiện nay

Điều trị phong thấp là một quá trình dài và không có hồi kết bởi đây là căn bệnh mạn tính. Mắc phải bệnh này, bạn phải chuẩn bị tinh thần “chiến đấu” với nó suốt cuộc đời. Ở mỗi giai đoạn phát triển của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch chữa trị phù hợp với các chỉ định:

  • Dùng thuốc: Các loại thuốc trị phong thấp thường dùng là thuốc giảm đau, chống viêm và thuốc sinh học.
  • Vật lý trị liệu: Phong thấp khiến khớp xương khó cử động. Tập vật lý trị liệu sẽ giúp khớp linh hoạt hơn và dẻo dai hơn.
  • Điều trị bằng phẫu thuật: Trường hợp khớp xương và mô quanh khớp bị hư hỏng nặng, không thể phục hồi, bác sĩ có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật để khôi phục chức năng vận động cho khớp.
Tham Khảo Thêm:  4 cực đỉnh Tổ Quốc Việt Nam bạn nhất định phải đặt chân đến - phần 2 năm 2024

Xuyên suốt quá trình điều trị bệnh phong thấp, bên cạnh phác đồ y khoa, chúng ta cần làm tốt 2 nhiệm vụ, đó là: Kiểm soát không để quá trình viêm tiến triển nặng thêm và tái tạo sụn, xương dưới để phục hồi cấu tạo của khớp. Và JEX thế hệ mới là “người bạn đồng hành” lý tưởng giúp bạn thực hiện tốt hai nhiệm vụ này.

  • Hỗ trợ ngăn chặn viêm tiến triển nặng

Không chỉ ức chế hình thành viêm, các dưỡng chất trong JEX thế hệ mới còn có khả năng “khống chế” hoạt động của tự kháng thể và các yếu tố tiền viêm giúp ngăn chặn viêm tiến triển. Khi quá trình viêm không tăng nặng thêm, cấu trúc khớp (sụn, xương dưới sụn) sẽ được bảo toàn.

  • Hỗ trợ tái tạo sụn và xương dưới sụn

Tinh chất Collagen Peptide – một trong những thành phần chính của JEX thế hệ mới cung cấp nguồn nguyên liệu cần thiết cho sụn khớp là protein và axit amin, hỗ trợ kích thích mô liên kết tại sụn gia tăng sản xuất chất nền (Collagen và Aggrecan) giúp phục hồi tổn thương và tái tạo sụn khớp hữu hiệu. Chính vì lẽ đó, việc bổ sung JEX thế hệ mới sẽ góp phần duy trì xương khớp chắc khỏe và phòng tránh biến chứng, đảm bảo chức năng vận động cho khớp đang chịu ảnh hưởng của bệnh phong thấp.

Để đạt được kết quả điều trị cao nhất, bạn nên chú ý duy trì lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống và tập luyện thể chất hợp lý. Và đừng quên chăm sóc sụn, xương dưới sụn từ bên trong bằng dưỡng chất thiết yếu từ JEX thế hệ mới bạn nhé!

Jex thế hệ mới

Dinh dưỡng cho người bệnh phong tê thấp

Bác sĩ khuyên người bị bệnh phong thấp nên xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ và hài hòa các chất dinh dưỡng. Nhất là khi lựa chọn được những thực phẩm phù hợp, cơn đau nhức khớp mà bạn đang phải gánh chịu sẽ giảm đi đáng kể.

  • Phong thấp nên ăn gì?

Nhóm thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn ăn uống của người bệnh tê phong thấp là cá thu, cá mòi, rau bina, bông cải xanh, cam quýt, ngũ cốc nguyên hạt, trà xanh, nghệ…

Dinh dưỡng phong tê thấp

Nghệ là thực phẩm tốt cho người bệnh phong thấp, giúp giảm đau và kiểm soát viêm xương khớp

  • Phong thấp nên kiêng ăn gì?

Nếu không may mắc phong thấp, bạn nên hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ, nhiều đường, nhiều muối và tinh bột trắng. Người bệnh cũng phải từ bỏ hoàn toàn đồ uống chứa cồn như rượu, bia và thuốc lá.

Phong thấp âm thầm khởi phát và không ngừng tiến triển theo thời gian, gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Mỗi người nên quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe xương khớp để không bỏ lỡ bất kỳ tín hiệu nào của căn bệnh này, giúp phát hiện và điều trị tê phong thấp sớm nhất có thể.

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.