Tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không? 5 lợi ích tốt cho mẹ

Tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không? 5 lợi ích tốt cho mẹ

Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.

Một trong những thắc mắc thường gặp của các mẹ bầu mắc tiểu đường đó là “Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang hay không?”. Khoai lang là một loại thực phẩm giàu tinh bột, do đó nhiều người lo ngại rằng ăn khoai lang có thể làm tăng lượng đường huyết. Tuy nhiên, trên thực tế, khoai lang là một thực phẩm lành mạnh và có thể mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ.

1. Tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không?

Câu trả lời là mẹ tiểu đường thai kỳ thể ăn được khoai lang. Đây là một thực phẩm lành mạnh và có thể mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ.

Tùy thuộc cách chế biến, chỉ số đường huyết GI của khoai lang luộc, hấp là khoảng 50 (thuộc nhóm thấp). Không chỉ vậy, khoai lang có hàm lượng bột và calo thấp, do đó ăn khoai lang với cách chế biến và lượng ăn phù hợp sẽ không ảnh hưởng nhiều đến mức đường huyết và tình trạng bệnh tiểu đường thai kỳ.

Bên cạnh đó, khoai lang còn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt, giúp hỗ trợ cân bằng lượng Insulin, cải thiện tiêu hóa, kiểm soát cân nặng,… trong thời kỳ mang thai của mẹ bầu tiểu đường.

Bảng dinh dưỡng có trong 100g khoai lang, theo số liệu của USDA:

Thành phần Hàm lượng Calo 119Kcal Protein 0.8g Chất xơ 1.3g Tinh bột 28.5g Đường 4.2g Sắt 1.0mg Kali 210mg Magie 201mg Selen 7.1mcg Vitamin C 23mg Beta-caroten 150mcg Vitamin B9 (Folate) 11mcg Vitamin E 0.26mg

Tham Khảo Thêm:  Phụ nữ 30 tuổi nên uống gì để đẹp da và chống lão hóa?
Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ có thể ăn được khoai lang
Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ có thể ăn được khoai lang

2. Lợi ích của khoai lang đối với mẹ bầu tiểu đường

Khi bổ sung với lượng phù hợp, khoai lang có thể mang lại những lợi ích cho mẹ tiểu đường như:

2.1. Ổn định đường huyết

Khi hấp hoặc luộc chín, khoai lang có chỉ số đường huyết GI trung bình là 50 (thuộc nhóm thấp), và lượng đường là khoảng 4.2g (bằng một nửa so với lượng đường trong 100g cơm). Điều này có nghĩa là việc ăn khoai lang không gây ra sự gia tăng đột ngột lượng đường huyết sau khi ăn.

Do đó nếu bổ sung khoai lang đúng cách sẽ giúp mẹ bầu tiểu đường có thể kiểm soát và ổn định đường huyết hiệu quả. Điều này giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc biến chứng thai phát triển quá mức, trẻ sinh ra có nguy cơ cao mắc tiểu đường type 2, béo phì trong tương lai.

2.2. Kiểm soát cân nặng

Khoai lang là một thực phẩm giàu chất xơ (1.3g/ 100g khoai lang), thành phần này giúp mẹ bầu cảm thấy no lâu hơn và giảm cảm giác thèm ăn. Không chỉ vậy, một số dưỡng chất khác như Protein, Vitamin, Carbohydrate có trong loại củ này có khả năng hỗ trợ cải thiện quá trình chuyển hóa chất của cơ thể. Từ đó có thể giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng trong thai kỳ, đây một yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa các biến chứng tiểu đường thai kỳ như béo phì, thai to, chấn thương khi sinh,…

Mẹ tiểu đường ăn khoai lang đúng cách giúp kiểm soát cân nặng
Mẹ tiểu đường ăn khoai lang đúng cách giúp kiểm soát cân nặng

2.3. Điều hòa huyết áp

Khoai lang là một nguồn cung cấp Kali tuyệt vời (khoảng 210mg/ 100g khoai), đây là một khoáng chất giúp cân bằng chất điện giải, hỗ trợ điều hòa huyết áp. Điều này có thể giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp ở mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ. Từ đó hỗ trợ phòng tránh biến chứng tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật,…

2.4. Cải thiện chức năng tiêu hóa

Táo bón là một vấn đề phổ biến ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là ở những người mắc tiểu đường thai kỳ. Vì vậy, khi mẹ bầu ăn khoai lang sẽ được bổ sung một lượng chất xơ hòa tan, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón hiệu quả.

Tham Khảo Thêm:  Cá bạc má nấu gì ngon? Những cách nấu món cá bạc má ngon cho bữa tối hoàn hảo
Ăn khoai lang tốt cho tiêu hóa
Ăn khoai lang tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu tiểu đường

2.5. Bổ sung dinh dưỡng cho mẹ và bé

Khoai lang là một nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất phong phú, bao gồm Vitamin A, C, B6, B9, Kali, sắt, magie,… Những chất dinh dưỡng này rất quan trọng cho sự phát triển và khỏe mạnh của mẹ và bé.

  • Vitamin A: Khoai lang cung cấp khoảng 150 mcg Beta-caroten – một tiền chất của Vitamin A. Lượng chất này được chuyển hóa thành Vitamin A trong cơ thể và có tác dụng giúp phục hồi mô bị tổn thương, kích thích sự phát triển và tăng trưởng của thai nhi, hỗ trợ quá trình trao đổi chất của mẹ bầu.
  • Vitamin B9 (Folate): Đây là một loại Vitamin cần thiết cho phụ nữ mang thai, giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Khoai lang là nguồn bổ sung Vitamin B9 tốt cho mẹ bầu, trong 100g cung cấp khoảng 11 mcg Vitamin B9.
  • Vitamin C: là một loại Vitamin quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng, hỗ trợ cơ thể hấp thu sắt. Khoai lang cung cấp khoảng 23mg Vitamin C, giúp mẹ bầu khỏe mạnh, ngăn ngừa thiếu máu, giảm nguy cơ bong nhau thai và cung cấp thêm oxy cho bào thai.
  • Vitamin E: Vitamin E rất quan trọng với sự phát triển của thai nhi, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương. Khoai lang là nguồn cung cấp Vitamin E tốt cho mẹ bầu với lượng khoảng 0.26mg/100g, giúp hỗ trợ ngăn ngừa thiếu máu và nhiễm trùng ở cả mẹ bầu và thai nhi.
Khoai lang chứa nhiều thành phần dinh dưỡng
Khoai lang chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho mẹ bầu và thai nhi

3. Bổ sung khoai lang đúng cách cho người tiểu đường thai kỳ

Mặc dù khoai lang là một thực phẩm lành mạnh và có thể mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ, nhưng mẹ bầu vẫn cần lưu ý một số điều sau khi ăn:

Liều lượng: Lượng khoai lang thích hợp cho mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ là khoảng 250g mỗi ngày.

Tham Khảo Thêm:  Bà bầu ăn chanh leo: nhiều lợi ích bất ngờ

Cách chế biến: Mẹ bầu nên ăn khoai lang được hấp, nướng hoặc luộc, tránh ăn khoai lang chiên hoặc chế biến có nhiều dầu mỡ, gia vị.

Lưu ý:

  • Tránh kết hợp ăn cùng với các thực phẩm muối chua như dưa muối, su hào muối, sung muối, cà muối,… vì các loại đồ muối khi kết hợp cùng khoai lang sẽ tạo thành Acid, gây áp lực lên dạ dày không tốt cho hệ tiêu hóa mẹ bầu.
  • Mẹ bầu nên kết hợp khoai lang với các thực phẩm giàu Protein, chất xơ và chất béo lành mạnh để giúp ổn định đường huyết.
  • Không ăn khoai lang sống hoặc khoai lang đang mọc mầm.
Khoai lang nướng
Mẹ tiểu đường thai kỳ chỉ nên ăn khoai lang luộc, hấp và nướng

4. Gợi ý một số loại khoai lang cho người mắc tiểu đường thai kỳ

Gợi ý một số loại khoai lang phổ biến mẹ bầu có thể lựa chọn để bổ sung vào thực đơn của mình:

  • Khoai lang ruột cam: Đây là loại khoai lang phổ biến và có hàm lượng chất xơ cao hơn khoai tây trắng thông thường.
  • Khoai lang tím: Loại khoai lang này có lượng đường thấp hơn khoai lang cam. Không chỉ vậy, loại khoai này còn chứa Anthocyanin, một chất chống oxy hóa có thể giúp cải thiện tình trạng kháng Insulin, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
  • Khoai lang vàng: Loại khoai lang này có chứa hoạt chất Caiapo, một chất có thể giúp làm giảm lượng đường huyết, giảm Cholesterol trong máu.
Các loại khoai khác nhau nhau
Mẹ tiểu đường thai kỳ có thể lựa chọn bổ sung nhiều loại khoai lang khác nhau

Qua bài viết với chủ đề “Tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không?” ta có thể thấy khoai lang là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, có thể giúp mẹ bầu tiểu đường thai kỳ ổn định đường huyết và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Mẹ bầu có thể cân nhắc bổ sung khoai lang vào chế độ ăn uống của mình, đồng thời kết hợp với các thực phẩm khác để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng và ổn định đường huyết

sữa Glucare Gold

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.