Bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không? Gợi ý ăn đúng cách

Bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không là câu hỏi được mọi mẹ bầu quan tâm. Loại rau này chứa hàm lượng sắt, canxi và hàng loạt vitamin, khoáng chất tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên. mẹ bầu cần biết cách ăn sao cho phù hợp và an toàn nhất. Cùng tham khảo ngay bài viết của Tổ hợp y tế MEDIPLUS sau để nắm rõ những thông tin cực hữu ích này!

Xem thêm:

1. Có bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không?

Chuyên gia dinh dưỡng khẳng định mẹ bầu 3 tháng đầu có thể ăn rau muống nhưng cần ăn đúng cách, chế biến chín kỹ và không ăn rau sống. Tuy nhiên, mẹ bầu bị đau nhức do viêm khớp, bệnh gút hay bệnh lý viêm đường tiết niệu không nên ăn rau muống tránh ảnh hưởng xấu đến bệnh tình. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, cách tốt nhất là mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi ăn loại rau này.

Ngoài ra, không ít người cho rằng mẹ bầu ăn rau muống có nguy cơ suy giảm tĩnh mạch và gây mệt mỏi. Thực chất chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm bổ sung rau muống vào thực đơn hàng ngày.

Rau muống là một trong những loại rau phổ biến, dễ ăn và có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Trong rau muống có hàm lượng axit folic tự nhiên tránh nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Ngoài ra, loại rau này còn được biết đến với hàm lượng sắt, canxi dồi dào, dễ hấp thu, rất cần thiết cho phụ nữ mang thai trong giai đoạn 3 tháng đầu.

2. 7 lợi ích khi ăn rau muống đối với mẹ bầu 3 tháng đầu

Rau muống có chứa đa dạng các vitamin, khoáng chất cần thiết tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi trong giai đoạn đầu thai kỳ. Cụ thể trong 100g rau muống có những giá trị dinh dưỡng như sau:

Thành phần Định lượng Năng lượng 29 cal Protein 3g Chất béo 0.3g Carbohydrates 5.4g Chất xơ 1g Canxi 73mg Sắt 2.5mg Phốt pho 50mg Vitamin A 6.300 IU Vitamin B1 0.07mg Vitamin C 32mg

Tham Khảo Thêm:  Ngày 8/3 là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3

Với hàm lượng dưỡng chất trong bảng trên, mẹ bầu ăn rau muống đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho sức khỏe.

2.1. Thanh nhiệt cho cơ thể mẹ bầu 3 tháng đầu

Trong Đông Y, rau muống đóng vai trò là vị thuốc giải nhiệt hữu hiệu. Loại rau này thuộc tính hàn, nếu mẹ bầu ăn với lượng vừa đủ sẽ có tác dụng giải phóng nhiệt lượng và giảm căng thẳng tâm lý.

2.2. Ăn rau muống giúp ngăn ngừa thiếu máu thai kỳ

Trong 100g rau muống có đến 2.5mg sắt. Đây là lượng sắt tự nhiên quý báu giúp tăng cường sự tái tạo máu và hạn chế tình trạng thiếu máu thai kỳ mà mẹ bầu thường gặp phải khi mang thai.

2.3. Phòng ngừa tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường là hội chứng thường gặp khi mang bầu do mẹ bầu có chế độ ăn uống không đúng cách. Rau muống có chứa dưỡng chất tương tự insulin với tác dụng cân bằng đường trong máu và hỗ trợ phòng chống tiểu đường thai kỳ.

2.4. Ngăn ngừa táo bón khi mang thai ở mẹ bầu trong 3 tháng đầu

Ăn rau muống trong thai kỳ là cách bổ sung chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Hàm lượng chất xơ này làm tăng nhu động ruột và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động giảm các triệu chứng của bệnh táo bón.

2.5 Phòng tránh nguy cơ dị tật bẩm sinh thai nhi

Trong rau muống có chứa axit folic có tác dụng ngăn ngừa các khuyết tật bẩm sinh của thai nhi. Hợp chất rất cần bổ sung trong 3 tháng đầu để hỗ trợ thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Từ những lợi ích kể trên, mẹ bầu 3 tháng hoàn toàn có thể ăn được rau muống với liều lượng vừa đủ để cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho thai kỳ.

2.6. Rau muống có chứa lượng vitamin A, C giúp cải thiện làn da

Rau muống có hàm lượng vitamin A,C cùng hàm lượng beta – carotene. Đây là những hợp chất cần thiết giúp cải thiện tình trạng da và chống lão hóa da cho mẹ bầu trong cả thai kỳ.

2.7. Giảm đau cơ, chuột rút trong 3 tháng đầu

Hàm lượng canxi có trong rau muống hỗ trợ tình trạng đau cơ, chuột rút thường gặp ở mẹ bầu trong 3 tháng đầu.

3. Gợi ý ăn rau muống đúng cách cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Ngoài câu hỏi: Mang thai 3 tháng đầu ăn rau muống được không, mẹ bầu còn cần chú ý đến những cách ăn rau muống sao cho đúng cách:

  • Đối tượng ăn phù hợp: Lượng rau muống có thể ăn mỗi ngày tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng mẹ bầu. Mẹ bầu thường xuyên bị đau nhức do viêm khớp, bệnh gout, cao huyết áp, viêm đường tiết niệu không nên ăn rau muống.
  • Hàm lượng: Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn 3 – 4 lần/tuần và mỗi lần không vượt quá 300g trong một ngày và nên bổ sung đa dạng các loại rau khác. Chú ý rửa sạch rau trước khi chế biến và nấu chín rau trước khi ăn. Không nên ăn quá nhiều rau muống trong một lần hoặc trong nhiều ngày liên tiếp dẫn đến đầy bụng, khó tiêu.
  • Cách chế biến đúng cách: Rau muống thường có ký sinh trùng sán lá ruột trú ngụ nên cần chọn mua ở địa chỉ uy tín và rửa kỹ, nấu chín trước khi ăn. Theo Cục bảo vệ thực vật, rau muống là rau ăn lá có hàm lượng thuốc trừ sâu cao có thể gây ngộ độc thực phẩm và ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ thai nhi nếu mẹ bầu ăn phải. Vì vậy, mẹ bầu nên ăn rau muống nấu chín kỹ, không nên ăn rau muống sống.
Tham Khảo Thêm:  Tại sao chúng ta phải sử dụng tiết kiệm điện năng?

4. Mẹo chọn rau muống ngon và an toàn cho mẹ bầu

Để lựa chọn được những bó rau muống tươi ngon và an toàn với sức khỏe, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chọn địa chỉ mua rau muống chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng.
  • Nên ăn rau muống đúng mùa, tránh ăn trái vụ vì rau có chứa nhiều hóa chất không tốt cho sức khỏe.
  • Không nên chọn bó rau cọng to hơn bình thường, chọn mớ rau ngọn nhỏ nhìn hơi cứng nhưng ăn giòn ngon và an toàn hơn.
  • Không chọn rau khi tươi bẻ thấy giòn và màu lá xanh đậm, mặt lá bóng mướt vì rau này nhiều đạm hoặc phân bón, nước rau luộc lên khi còn nóng màu xanh nhạt, nguội dần sẽ có màu xanh đen, vẩn đục là rau có hóa chất.
  • Nên rửa nhiều lần bằng nước sạch, ngâm nước muối loãng để loại bỏ bớt hóa chất. Nếu rửa thấy bong bóng nổi lên nhiều tức là rau bị nhiễm hóa chất mẹ bầu không nên ăn.

Rau muống góp mặt trong nhiều bữa ăn của gia đình Việt. Để đảm bảo sức khỏe trong thai kỳ, mẹ bầu nên chọn loại rau sạch và sáng tạo ra những món ăn đa dạng với loại rau này trong thực đơn hàng ngày.

5. Các món ngon với rau muống cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Ngoài món rau muống luộc đơn giản, mẹ bầu 3 tháng đầu có thể biến tấu loại rau này cùng với những nguyên liệu khác để bổ sung thêm hương vị và nguồn dinh dưỡng đa dạng hơn.

Tham Khảo Thêm:  Thủy cung Times City – Khám phá đại dương kỳ diệu giữa lòng Thủ đô

RAU MUỐNG XÀO THỊT BÒ

Nguyên liệu:

  • 1 bó rau muống (khoảng 500g cho 3 -4 người ăn)
  • 5 – 6 nhánh tỏi
  • 200g thịt bò
  • Gia vị: tiêu, đường, muối….

Cách làm:

  • Nhặt rau muống lấy phần non, bỏ lá sâu, úa và cọng già.
  • Ngâm rau muống với nước muối 10 phút để loại bỏ bớt hóa chất hoặc sâu bọ.
  • Rửa rau và để ráo nước.
  • Thịt bò rửa sạch và thái lát mỏng, tỏi bóc vỏ đập dập.
  • Bắc chảo lên bếp cho tỏi vào xào thơm và cho rau muống vào xào đến khi tái, nêm gia vị
  • Cho rau ra đĩa, phi tỏi và cho thịt bò vào xào đến khi thịt chín tới.
  • Cho cả rau và thịt vào xào lại lần nữa trong lửa lớn khoảng 2 phút và tắt bếp.

RAU MUỐNG XÀO TỎI

Nguyên liệu:

  • 500g rau muống
  • 1 củ tỏi
  • Dầu hào, dầu ăn
  • Gia vị: Bột canh, đường, muối, nước mắm…

Cách làm:

  • Sơ chế rau muống, nhặt bỏ lá già héo và rửa sạch với nước.
  • Đặt nồi nước lên bếp cho chút muối và đợi khi nước sôi cho rau vào chần qua khoảng 1 phút.
  • Cho rau ra rổ thêm nước lạnh để rau giữ màu xanh đẹp
  • Cho chảo lên bếp và phi thơm tỏi cho đến khi tỏi chuyển sang màu vàng.
  • Cho rau muống đã chần vào xào và nêm gia vị sao cho vừa ăn.

CANH CHUA RAU MUỐNG NẤU TÔM

Nguyên liệu:

  • 500g rau muống
  • 100g tôm
  • Gia vị: mắm, muối, tiêu…

Cách làm:

  • Rau muống nhặt phần non và rửa sạch với nước.
  • Tôm lột phần vỏ và ướp cùng hành băm, muối và chút nước mắm, tiêu.
  • Nấu sôi nước đổ tôm vào chờ nước sôi lại và cho rau muống vào nấu chín, nêm gia vị sao cho vừa miệng.

Bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không? Câu trả lời là có, việc sử dụng rau muống với liều lượng vừa phải sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi trong 3 tháng đầu. Nếu còn thắc mắc và cần tư vấn thêm, vui lòng gọi đến số Hotline 1900 3366 để được hỗ trợ chi tiết.

***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.