Thuốc Acyclovir có tác dụng gì?

Thuốc Acyclovir có tác dụng gì?

Thuốc Acyclovir là thuốc gì? Chúng được sử dụng điều trị bệnh gì? Cách sử dụng như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này cùng Giá thuốc Hapu nhé

Thuốc Acyclovir là thuốc gì?

Thuốc Acyclovir là thuốc gì?

Thuốc Acyclovir là thuốc thuộc nhóm kháng virus. Chúng được dùng để làm chậm sự phát triển và lây lan của virus. Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ thể chống lại nhiễm trùng.

Thuốc Acyclovir được điều chế dưới nhiều dạng như dạng thuốc uống với hàm lượng khác nhau, dạng bôi ngoài ra và dạng truyền tĩnh mạch. Mỗi dạng thuốc sẽ phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

Thuốc Acyclovir có tác dụng gì?

Thuốc Acyclovir có tác dụng gì?

Thuốc Acyclovir có tác dụng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng do một số loại virus gây ra như bệnh zona thần kinh, thủy đậu, herpes sinh dục, vết loét lạnh.

Thuốc Acyclovir là một loại thuốc kháng virus. Tuy nhiên chúng không có tác dụng chữa khỏi các bệnh nhiễm trùng. Các virus gây bệnh vẫn có thể tiếp tục sống trong cơ thể người bệnh. Acyclovir chỉ có tác dụng làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh, giúp các vết loét không phát triển thêm, giảm tình trạng đau, ngứa và giảm số lần tái phát bệnh.

Liều dùng của thuốc Acyclovir

Liều dùng của thuốc Acyclovir

Liều dùng cho người lớn

Điều trị Herpes Simplex – niêm mạc/ hệ miễn dịch

Đường uống

  • Trong giai đoạn đầu hoặc điều trị không liên tục: dùng liều 200mg/lần uống mỗi ngày 5 lần trong vòng 10 ngày đầu. Hoặc dùng liều 400mg/lần mỗi ngày 3 lần.
  • Giai đoạn tái phát: sử dụng liều 200mg/lần mỗi ngày 5 lần trong 5 ngày hoặc dùng liều 400mg/lần mỗi ngày 3 lần trong 5 ngày. Hoặc dùng liều 800mg/lần mỗi ngày 2 lần trong 5 ngày, hoặc dùng liều 800mg/lần mỗi ngày 3 lần trong 2 ngày.
  • Điều trị nhiễm orolabial HSV dùng liều 400mg/lần mỗi ngày 5 lần trong 5 ngày.
Tham Khảo Thêm:  Giải đáp: Các con số trùng giờ trùng phút báo hiệu điều gì?

Đường tiêm tĩnh mạch:

  • Giai đoạn đầu nghiêm trọng: sử dụng liều 5 – 10mg/kg cân nặng truyền tĩnh mạch mỗi 8 giờ trong 5 – 7 ngày.

Điều trị Herpes Simplex – niêm mạc trên người suy giảm miễn dịch

Đường uống:

  • Dụng liều 400mg/lần, các lần cách nhau 8 giờ trong 7 – 14 ngày.
  • Điều trị các đợt bùng phát sử dụng liều 200mg/lần mỗi ngày 5 lần trong 5 – 10 ngày. Hoặc sử dụng liều 400mg/lần mỗi ngày 3 lần trong 5 – 10 ngày hoặc 7 – 14 ngày.

Đường tiêm tĩnh mạch:

  • Dùng liều 5mg/kg cân nặng truyền tĩnh mạch mỗi 8 giờ trong 7 – 14 ngày.
  • Điều trị nhiễm Orolabial HSV cho bệnh nhân nhiễm HIV dùng liều 400mg/lần mỗi ngày 3 lần trong 7 – 14 ngày.

Điều trị cho bệnh nhân bị Herpes Simplex viêm não

– Dùng liều 10 – 15 mg/kg cân nặng truyền tĩnh mạch mỗi 8 giờ trong 10 – 21 ngày.

Điều trị cho bệnh nhân bị Herpes Simplex – ngăn chặn

Liệu pháp ức chế mạn tính:

  • Bệnh nhân có hệ miễn dịch bình thường: sử dụng liều 400mg/lần mỗi ngày 2 lần.
  • Bệnh nhân bị nhiễm HIV: sử dụng liều 200mg/lần mỗi ngày 3 lần hoặc liều 400mg/lần mỗi ngày 2 lần
  • Bệnh nhân bị nhiễm HIV, herpes âm đạo: sử dụng liều từ 400 – 800mg/lần mỗi ngày từ 2 đến 03 lần.

Điều trị zona thần kinh

Bệnh Zona thần kinh cấp tính:

  • Dùng liều 800mg/lần mỗi ngày 5 lần trong 7 – 10 ngày.
  • Với bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng: dùng liều 10mg/kg cân nặng truyền tĩnh mạch mỗi 8 giờ trong 7 – 14 ngày.
  • Tốt nhất nên bắt đầu điều trị trong vòng 72 giờ đầu kể từ khi phát ban. Trong các thử nghiệm lâm sàng cho thấy thuốc Acyclovir có hiệu quả nhất khi bắt đầu sử dụng trong vòng 48 giờ đầu tiên.

Điều trị bệnh thủy đậu

  • Với bệnh nhân có hệ miễn dịch bình thường: sử dụng liều 800mg/lần mỗi ngày 4 lần trong 5 ngày.
  • Với bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch: sử dụng liều 10mg/kg cân nặng truyền tĩnh mạch mỗi 8 giờ trong 7 – 10 ngày hoặc cho đến khi không xuất hiện tổn thương mới trong 48 giờ. Sau khi bệnh nhân hết sốt và không có bằng chứng liên quan đến nội tạng, có thể chuyển sang sử dụng đường uống với liều 800mg/lần mỗi ngày 4 lần.
  • Tốt nhất nên bắt đầu điều trị khi có các dấu hiệu sớm nhất của bệnh thủy đậu, không được muộn hơn 24 giờ sau khi phát ban.
Tham Khảo Thêm:  Học phí trường Đại học Văn Hiến cập nhất mới nhất năm 2023

Liều dùng thuốc Acyclovir cho trẻ em

Trẻ em bị Herpes Simplex

  • Dưới 3 tháng tuổi: sử dụng liều 10 – 20mg/kg cân nặng hoặc liều 500mg/m2 da truyền tĩnh mạch mỗi 8 giờ trong 10 – 21 ngày.
  • Một số bác sĩ đưa ra lời khuyên sử dụng liều 10mg/kg mỗi 12 giờ cho trẻ sơ sinh thiếu tháng.

Trẻ em bị Herpes Simplex – niêm mạc/miễn dịch chủ

Trẻ từ 3 tháng đến 11 tuổi.

  • Giai đoạn ban đầu: dùng liều 10 – 20mg/kg cân nặng theo đường uống mỗi ngày 4 lần hoặc 8 – 16mg/kg cân nặng mỗi ngày 5 lần trong 7 – 10 ngày.
  • Các bác sĩ khuyến cáo nên uống với liều 40 – 80 mg/kg/ngày chia thành 3 – 4 lần mỗi ngày trong 5 ngày.
  • Liều tối đa là 1g/ngày.

Với trẻ từ 12 tuổi trở lên, hoặc trên 40kg sử dụng liều giống người lớn trong giai đoạn ban đầu, giai đoạn ban đầu nặng và giai đoạn tái phát.

Trẻ em bị Herpes Simplex – niêm mạc/suy giảm miễn dịch

  • Đường uống: với liều 1g/ngày chia thành 3 – 5 lần/ngày trong 7 – 14 ngày.
  • Đường truyền tĩnh mạch:

Trẻ từ 3 tháng đến 11 tuổi: dùng liều 5 – 10mg/kg cân nặng hoặc 250 – 500mg/m2 da truyền tĩnh mạch mỗi 8 giờ trong 7 – 14 ngày.

Trẻ từ 12 tuổi trở lên hoặc cân nặng trên 40kg: sử dụng liều giống người lớn.

Trẻ em bị Herpes Simplex viêm não

  • Trẻ từ 3 tháng đến 11 tuổi: sử dụng liều 10 – 20 mg/kg cân nặng hoặc 500 mg/m2 da truyền tĩnh mạch mỗi 8 giờ trong 10 – 21 ngày.
  • Trẻ em từ 12 tuổi trở lên: dùng liều giống người lớn.

Trẻ em bị Herpes Simplex – ngăn chặn

Đường uống:

  • Trẻ dưới 12 tuổi: dùng liều 80 mg/kg/ngày chia uống 3 – 4 lần/ngày, tối đa không quá 1g/ngày.
  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên sử dụng liều giống người lớn.

Đường truyền tĩnh mạch: Với bệnh nhân suy giảm miễn dịch sử dụng liều 5 mg/kg cân nặng truyền tĩnh mạch mỗi 8 – 12 giờ hoặc 250 mg/m2 truyền tĩnh mạch mỗi 8 giờ trong giai đoạn nguy hiểm.

Tham Khảo Thêm:  0239 là mạng gì? Đầu số 0239 của tỉnh nào?

Trẻ bị Zona thần kinh

Đường uống:

  • Trẻ có hệ miễn dịch bình thường (12 tuổi trở lên): sử dụng liều 800 mg/lần uống 4 giờ một lần (5 lần/ngày) trong 5 – 10 ngày.
  • Trẻ bị nhiễm HIV dùng liều 20 mg/kg cân nặng, tối đa 800 mg/lần uống 4 lần/ngày trong 7 – 10 ngày.

Tác dụng phụ của thuốc Acyclovir

Tác dụng phụ của thuốc Acyclovir

Thuốc Acyclovir có thể gây ra một số tác dụng phụ, tùy vào từng trường hợp mà có mức độ khác nhau:

  • Khó thở
  • Phát ban
  • Mặt, lưỡi, môi, họng bị sưng
  • Đau phía dưới lưng
  • Dễ bị bầm tím
  • Đi tiểu ít hoặc thậm chí không thể đi tiểu
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Chán ăn
  • Đau bụng, tiêu chảy
  • Đau đầu, mê sảng

Ngoài các tác dụng phụ kể trên cũng có thể xuất hiện một số tác dụng phụ khác. Nhưng bạn không cần quá lo lắng bởi không phải ai cũng gặp tác dụng phụ của thuốc. Nếu trong quá trình sử dụng thuốc bạn gặp phải tác dụng phụ hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc dược sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc Acyclovir

Những lưu ý khi sử dụng thuốc Acyclovir

  • Khi sử dụng thuốc Acyclovir dạng uống thì cần uống với nhiều nước.
  • Thuốc Acyclovir dạng hỗn dịch nước thì nên lắc đều trước khi uống. Cần sử dụng dụng cụ đo được cung cấp kèm theo thuốc để đong đúng liều lượng, tránh việc sử dụng thiếu hoặc quá liều.
  • Với thuốc Acyclovir bôi ngoài da thì nên bôi một lớp thuốc mỏng lên vị trí bị tổn thương.
  • Thuốc Acyclovir dạng tiêm chỉ được sử dụng bởi bác sĩ
  • Để có được hiệu quả tốt nhất nên sử dụng thuốc ngay từ khi có dấu hiệu bùng phát bệnh
  • Nên sử dụng thuốc vào những giờ cố định trong ngày trong suốt quá trình điều trị để đảm bảo duy trì được lượng thuốc trong cơ thể.
  • Không tự ý thay đổi liều lượng hay dừng sử dụng thuốc.
  • Với phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Trên đây là một số thông tin cơ bản của thuốc Acyclovir. Để đạt hiệu quả tốt nhất khi điều trị bạn nên sử dụng theo đúng liều lượng, chỉ định của bác sĩ.

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.