Các ngày vía phật trong năm 2024

Các ngày vía phật trong năm 2024

TramVN đã tổng hợp thông tin về các ngày Vía Phật – Các ngày lễ phật giáo trong năm 2024 để các bạn tham khảo và có sự chuẩn bị tốt cho những công việc liên quan về Phật pháp. Cùng tham khảo để nắm được lịch Phật giáo nhé!

ngày vía phật 2024

Bảng tổng hợp các Ngày vía Phật năm 2024

TT Ngày vía Phật 2024 Ngày âm lịch Ngày dương lịch 2024 ngày vía phật tháng 1 Ngày vía Đức Phật Di Lặc 2024 Mùng 1 tháng 1 (tết) Thứ 7, ngày 10/02/2024 Ngày Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia 2024 Mùng 8 tháng 2 Chủ Nhật, ngày 17/03/2024 Ngày Đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn 2024 15 tháng 2 Chủ Nhật, ngày 24/03/2024 Ngày vía Quan Thế Âm Bồ Tát đản sinh 2024 19 tháng 2 Thứ 5, ngày 28/03/2024 Ngày vía Phổ Hiền Bồ tát đản sinh 2024 21 tháng 2 Thứ 7, ngày 30/03/2024 Ngày vía tôn giả Ca Diếp 2024 Mùng 6 tháng 3 Chủ Nhật, ngày 14/04/2024 Ngày vía Phật Mẫu chuẩn đề 2024 16 tháng 3 Thứ 4, ngày 24/04/2024 Ngày vía Văn Thù Bồ tát đản sinh 2024 Mùng 4 tháng 4 Thứ 7, ngày 11/05/2024 Ngày Đức Phật Thích Ca đản sinh 2024 Mùng 8 tháng 4 Thứ 4, ngày 15/05/2024 Đại lễ Tam Hiệp ( Vesak) 2024 15 tháng 4 Thứ 4, ngày 22/05/2024 Ngày vía Bồ tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân 2024 20 tháng 4 Thứ 2, ngày 27/05/2024 Ngày vía Phổ Hiền thành đạo 2024 23 tháng 4 Thứ 5, ngày 30/05/2024 Ngày vía Đức Phật Dược Sư đản sinh 2024 28 tháng 4 Thứ 3, ngày 04/06/2024 ngày vía phật tháng 5 Ngày vía Già Lam Thánh Chúng 2024 13 tháng 5 Thứ 3, ngày 18/06/2024 Ngày vía Đức Hộ Pháp 2024 Mùng 3 tháng 6 Thứ 2, ngày 08/07/2024 Ngày Đức Phật chuyển pháp luân tại vườn Lộc Uyển 2024 Ngày 15 tháng 6 Thứ 7, ngày 20/07/2024 Ngày vía Quan Thế Âm Bồ tát thành đạo 2024 19 tháng 6 Thứ 4, ngày 24/07/2024 Ngày vía Đức Đại Thế Chí Bồ tát đản sinh 2024 13 tháng 7 Thứ 6, ngày 16/08/2024 Ngày Vu Lan báo hiếu – ngày chư Tăng tự tứ 2024 15 tháng 7 Chủ Nhật, ngày 18/08/2024 Ngày vía Đức Địa Tạng Vương Bồ tát thành đạo 2024 30 tháng 7 Thứ 2, ngày 02/09/2024 Ngày Huệ Viễn Tuệ Sư Sơ Tổ Tịnh Độ Tông 2024 Mùng 1 tháng 8 Thứ 3, ngày 03/09/2024 Ngày vía Đức Lục Tổ Huệ Năng 2024 Mùng 3 tháng 8 Thứ 5, ngày 05/09/2024 Ngày vía Tôn giả A Nan Đà 2024 Mùng 8 tháng 8 Thứ 3, ngày 10/09/2024 Ngày vía Đức Phật Nhiên Đăng đản sinh 2024 22 tháng 8 Thứ 3, ngày 24/09/2024 Ngày Tăng Bảo 2024 15 tháng 9 Thứ 5, ngày 17/10/2024 Ngày vía Quan Âm Bồ Tát xuất gia 2024 19 tháng 9 Thứ 2, ngày 21/10/2024 Ngày vía Đức Phật Dược Sư Lưu Ly thành đạo 2024 30 tháng 9 Thứ 6, ngày 01/11/2024 ngày vía phật tháng 10 Ngày vía Đức Bồ Đề Đạt Ma (Sư tổ thiền tông) 2024 Mùng 5 tháng 10 Thứ 3, ngày 05/11/2024 Ngày sinh Phật Hoàng Trần Nhân Tông 2024 11 tháng 11 Thứ 4, ngày 11/12/2024 Ngày vía Đức Phật A Di Đà đản sinh 2024 17 tháng 11 Thứ 3, ngày 17/12/2024 ngày vía phật tháng 12 Ngày vía Đức Phật Thích Ca Thành Đạo 2024 Mùng 8 tháng 12 Thứ 3, ngày 07/01/2025

Thông tin ngày vía Phật và ý nghĩa của từng ngày

Dưới đây là các ngày vía Phật trong năm được các phật tử ghi nhớ:

Ngày Vía Đức Phật Di Lặc ( 1/1 Âm Lịch)

Đức Di Lặc theo tiếng Phạn có nghĩa là “vô năng thắng”; là một vị Bồ Tát trải qua 4000 năm tuổi thần tiên tu trong nội viện. Sau khi giáng thế, ngài là hiện thân của hạnh phúc, niềm vui, năng lượng tích cực; trong thân hình mập tròn phúc hậu, xung quanh là đám trẻ con đang quấn quýt chơi đùa. Có thể thấy, Đức Di Lặc ngài là hiện thân của những hoan hỷ ban phát cho chúng sinh. Ngày Vía Đức Phật Di Lặc vào 1/1 Âm Lịch của người Việt như mong muốn một khởi đầu thuận lợi cho năm mới lạc quan; không muộn phiền sầu não.

phật di lặc

Ngày Vía Phật Thích Ca xuất gia ( 8/2 Âm Lịch)

Ngày 8/2 là ngày Thái tử Tất Đạt Đa từ bỏ cuộc sống hoàng gia để xuất gia; trở thành bậc Đại Giác Ngộ, Phật Thích Ca Mâu Ni – giáo chủ của Phật giáo, một tôn giáo vĩ đại trên thế giới. Đây cũng là ngày để phật tử hướng về Phật giáo; hướng tới những giá trị của cuộc sống tốt đẹp hơnlà của cải, vật chất.

Ngày Vía Phật Thích Ca nhập niết bàn (15/2 Âm Lịch)

Ngày Rằm tháng Hai vào năm 544 TCN, Đức Phật Thích Ca đã nhập Niết Bàn. Ngay lúc ấy, mặt đất rung động mạnh. Trời, người, muôn vật đều khủng khiếp kinh hoàng. Chư Thiên Trời Đao Lợi ở giữa hư không rải hoa như tuyết rơi để cúng dường Đức Bổn sư Từ phụ Thích Ca Mâu Ni Phật nhập Niết bàn. Hàng năm vào ngày này, phật tử khắp nơi tụ họp tổ chức nghi lễ để tưởng nhớ đến Ngài. Qua các nghi thức này, tư tưởng con người được giác ngộ và hướng tới điều thiện theo lời dạy của Đức Phật.

Ngày Đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn 2024

Ngày Vía Đức Quán Thế Âm đản sanh ( 19/2 Âm Lịch)

Đức Quán Thế Âm đại diện cho sự từ bi, đức hạnh và tình thương bao la, cao cả. Việc tổ chức ngày vía quan âm vào 19/2 âm lịch thể hiện sự thành kính tới Ngài. Đồng thời nhắc nhở cách sống hạnh nguyện “sáng cho người thêm niềm vui, chiều giúp người bớt khổ” chính là đặc sứ của Quán Thế Âm, hay chính là hiện thân của Đức Quán Thế Âm.

Ngày vía Quan Thế Âm Bồ Tát đản sinh 2024

Ngày Vía Đức Phổ Hiền Bồ Tát ( 21/2 Âm Lịch)

Phổ Hiền Bồ tát (dịch âm là Tam mạn đà bạt đà la, hoặc Tam mạn đà bạt đà, zh. pǔxián 普賢, sa. samantabhadra, ja. fugen, bo. kun tu bzang po ཀུན་ཏུ་བཟང་པོ་). Phổbiến khắp, Hiền là Đẳng giác Bồ tát, Phổ Hiền là vị Bồ tát Đẳng giác có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới, tùy mong cầu của chúng sanh mà hiện thân hóa độ. Ngài là một trong những vị Bồ Tát quan trọng trong Phật giáo Đại thừa. Theo kinh Pháp Hoa, Ngài là vị Bồ tát ở quốc độ của Phật Bảo Oai Đức Thượng Vương, phía Đông cõi Ta Bà, nghe thế giới này thuyết kinh Pháp Hoa liền lãnh đạo năm trăm vị Đại Bồ tát đến nghe pháp và phát tâm hộ trì Chánh pháp của Đức Phật.

Tham Khảo Thêm:  Giải đáp câu hỏi: Cây kim ngân có độc không ?

Ngày vía Phổ Hiền thành đạo năm 2024

10 Hạnh Nguyện Của Bồ Tát Phổ Hiền:

  1. Một là Lễ kính chư Phật.
  2. Hai là Xưng tán Như Lai.
  3. Ba là Quảng tu cúng dường.
  4. Bốn là Sám hối nghiệp chướng.
  5. Năm là Tùy hỷ công đức.
  6. Sáu là Thỉnh chuyển pháp luân
  7. Bảy làThỉnh Phật trụ thế.
  8. Tám là Thường tùy Phật học.
  9. Chín là Hằng thuận chúng sanh.
  10. Mười là Phổ giai hồi hướng.

Ngày vía tôn giả Ca Diếp ( 06/3 Âm lịch)

Ngày vía Ca Diếp Tôn Giả diễn ra vào 6/3 âm lịch hằng năm.

Ca Diếp Tôn Giả (Đức Phật Ca Diếp) là vị Phật thứ 3 trong số 5 vị Phật của hiền kiếp, và cũng là vị Phật thứ 6 trong số Phật trước Phật Thích Ca Mâu Ni, được đề cập trong Đại Tạng Kinh Pali. Trong kinh sách Phật giáo bằng tiếng Phạn, vị Phật này được gọi là Kāśyapa.

Mặc dù tôn giả Ma Ha Ca Diếp đã nhập Niết Bàn, nhưng ảnh hưởng từ nếp sống đạo đức, phạm hạnh của tôn giả vẫn còn đó với thời gian… Suốt cuộc đời, tôn giả Ma Ha Ca Diếp trở thành 1 con người gương mẫu trong giáo đoàn, phẩm hạnh ảnh hưởng rất rộng.

Ngày vía tôn giả Ca Diếp 2024

Ngày Vía Đức Chuẩn Đề Bồ Tát ( 16/3 Âm Lịch)

Phật Mẫu Chuẩn Đề tên Phạn là Cundì, Cunïdïhi(चुन्दी), tên chữ Hán là Thất Câu Chi Phật Mẫu hay Thất Câu Đê Phật Mẫu, Chuẩn Đề Bồ Tát. Ngài là một trong lục quan âm của Phật giáo, trong Tạng Giới Man Đa La ghi Chuẩn Đề là một trong 3 vị Phật Mẫu thuộc Biến Tri Viện.

Đức Chuẩn Đề là vị Bồ Tát chuyên hộ trì Phật pháp, bảo hộ sinh mạng của chúng sinh.cứu khổ cứu nạn. Ngài thị hiện trong lục đạo luân hồi để cứu khổ, cứu nạn chúng sinh, thường là những người mang bệnh tật nặng và nghiệp chướng sâu dày.

Ngày vía Phật Mẫu chuẩn đề 2024

Ngày Vía Đức Văn Thù Bồ Tát ( 4/4 Âm Lịch)

Văn-thù-sư-lợi (文殊師利) là tên dịch theo âm Việt, được gọi tắt là Văn-thù, dịch nghĩa là Diệu Đức (妙德), Diệu Cát Tường (妙吉祥), cũng có lúc được gọi là Diệu Âm (妙音), dịch từ tên tiếng Phạn là Mañjughoṣa, là một vị Bồ Tát tượng trưng cho trí huệ, một trong những vị Bồ Tát quan trọng của Phật giáo. Trong ngày Ngày Vía Đức Văn Thù Bồ Tát ( 4/4 Âm Lịch) này phật tử tổ chức nghi lễ để tạ ơn đến Ngài và cầu mong phù hộ để vượt qua khó khăn, phiền muộn.

Văn Thù Bồ tát đản sinh

Ngày Đức Phật Thích Ca đản sinh ( 08/4 Âm lịch)

Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm (sau này là Đức Phật) ra đời tại vườn Lâm-Tỳ-Ny ở thủ đô Ca-Tỳ-La-Vệ của một vương quốc nhỏ ngay dưới chân rặng núi Hy Mã Lạp Sơn của Ấn Độ cổ xưa.

Ngày sinh của Phật Thích Ca Mâu Ni là ngày 8 tháng 4 Âm Lịch năm 624 TCN. Về sau, đại hội Phật Giáo Thế Giới đổi và tổ chức ngày Đại Lễ Phật Đản vào ngày trăng tròn 15-4 Âm Lịch.

Ngày Đức Phật Thích Ca đản sinh 2024

Đại lễ Tam Hiệp ( Vesak) 2024 ( 15/4 Âm Lịch)

Ngày lễ Phật Đản, hay lễ Vesak, Tam Hiệp, được kỷ niệm vào các ngày khác nhau tùy theo quốc gia.

Phật Đản (chữ Nho 佛誕 – nghĩa là ngày sinh của đức Phật) hay là Vesak (tiếng Phạn: Vaiśākha, Devanagari: वैशाख, Sinhala: වෙසක් පෝය) là ngày kỷ niệm Phật Tất-đạt-đa Cồ-đàm sinh ra tại vườn Lâm-tì-ni năm 624 TCN, diễn ra vào ngày 8 tháng 4 âm lịch hoặc 15 tháng 4 hàng năm, tùy theo quốc gia.

Ngày vía Bồ tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân ( 20/4 Âm lịch)

Hòa thượng Thích Quảng Đức, thế danh là Lâm Văn Tuất sinh năm 1897 (Đinh Dậu) tại thôn Hội Khánh, xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

Ông là người đã tẩm xăng tự thiêu tại ngã tư đường Lê Văn Duyệt và Phan Đình Phùng, Sài Gòn (nay là ngã tư đường Cách Mạng Tháng Tám và Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh) vào ngày 11 tháng 6 năm 1963 (tức ngày sáng ngày 20 tháng 4 năm Quý Mão) nhằm phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm.

Ngài được suy tôn thành một vị Bồ Tát. Từ đó, ngày 20 tháng 4 âm lịch hằng năm trở thành ngày vía Bồ Tát Thích Quảng Đức vị Pháp thiêu thân.

Ngày vía Bồ tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân 2024

Ngày vía Phổ Hiền thành đạo ( 23/4 Âm lịch)

Phổ Hiền Bồ Tát (dịch âm là Tam mạn đà bạt đà la), Phổ là biến khắp, Hiền là Đẳng giác Bồ tát. Phổ Hiền là vị Bồ tát Đẳng giác có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới, tùy mong cầu của chúng sanh mà hiện thân hóa độ.

Ngài và Văn Thù Bồ Tát là những cao đồ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni – từng là đệ tử trong các tiền thân Phật Thích Ca và là vị đầu tiên trong Ngũ Thiền Bồ Tát, tương ứng với Ngũ Thiền Phật của Bắc Tông. Trụ xứ của Ngài về hướng Đông.

Lễ vía Phổ Hiền Bồ Tát Thành Đạo diễn ra vào ngày 23/4 âm lịch hằng năm. Vào ngày này, tín đồ Phật tử khắp nơi thường tổ chức các lễ tu tập, phát nguyện và tán dương công đức của Ngài.

Ngày vía Phổ Hiền thành đạo năm 2024

Ngày vía Đức Phật Dược Sư đản sinh ( 28/4 Âm lịch)

Đức Phật Dược Sư tiếng Phạm gọi là: Bhaisajya-guru Vaidurya-prabharajyah, gọi đủ là Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai, người ta thường gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, gọi tắt là Dược Sư Phật hay Phật Dược Sư. Theo Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Kinh chép: “về phương Đông cách thế giới Ta Bà khoảng 10 hằng hà sa Phật độ có cõi Phật tên là Tịnh Lưu Ly, tên của Đức Phật đó là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai”.

Tham Khảo Thêm:  Nhóm máu và nhóm máu hiếm

28/4 âm lịch hằng năm là Lễ vía Đức Phật Dược Sư Đản Sanh

Ngày vía Già Lam Thánh Chúng ( 13/5 Âm lịch)

Già Lam Thánh Chúng, cũng gọi là Già Lam thập bách niên thần, Hộ Già Lan thần, Thủ Già Lam thần, Tự Thần. Theo nghĩa hẹp thì chỉ riêng vị thần bảo vệ Già Lam, còn theo nghĩa rộng thì chỉ chung cho chư thiên thiện thần ủng hộ Phật Pháp. Là một vị thần có nguồn gốc từ Trung Hoa.

Ngày vía Già Lam Thánh Chúng diễn ra vào ngày 13/5 âm lịch hằng năm

Ngày Vía Đức Quán Thế Âm thành đạo ( 19/6 Âm Lịch)

Quan Thế Âm là người cứu độ chúng sinh rất nhiều vì thế Ngài là người có thần lực nhất chỉ sau Phật tổ. Quan Âm hiện thân trong mọi hình dạng để cứu độ chúng sinh, nhất là các hoạn nạn về lửa, nước, quỷ dữ và đao kiếm.

Ngày Vía Đức Đại Thế Chí Bồ Tát ( 13/7 Âm Lịch)

Trong Phật pháp đại thừa, Đại Thế Chí là vị Bồ Tát của ánh sáng trí tuệ. Bên cạnh tên gọi Đại Thế Chí Bồ Tát, người còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như: Đắc Đại Thế Bồ Tát, Linh Cát Bồ Tát, Vô Lượng Quang Bồ Tát,…Hoặc các Phật tử cũng có thể gọi tắt tên Ngài là Thế Chí. Ngài sử dụng trí tuệ và tâm của mình để cảm hóa chúng sanh, giúp người thoát khỏi biển khổ, tránh suy nghĩ tiêu cực.

Ngày Vía Đức Địa Tạng Bồ Tát ( 30/7 Âm Lịch)

Bồ Tát Địa Tạng cũng là 1 vị Bồ Tát có tinh thần hiếu đạo cao cả. Nhiều tiền kiếp của Ngài đã thuật lại trong Kinh Địa Tạng, Ngài thể hiện ra là người con hiếu thảo với cha mẹ, sẵn sàng làm mọi việc phước lành, xả thân, phát những lời đại nguyện để cứu độ cha mẹ mình.

Địa Tạng Bồ Tát cũng là vị chuyên cứu độ sinh linh, che chở người mẹ và trẻ thơ lúc sinh nở; chở che trẻ nhỏ, cứu giúp người lữ hành phương xa. Những người đi xa gặp khổ nạn, nhất tâm xưng niệm danh hiệu Bồ Tát thì Ngài sẽ hiện thân cứu hộ.

Ngày Vía Đức Địa Tạng Bồ Tát vào 30/7 Âm Lịch hằng năm

Ngày Huệ Viễn Tuệ Sư Sơ Tổ Tịnh Độ Tông ( 1/8 Âm lịch)

Ngài Huệ Viễn, hay còn gọi là Huệ Viễn Đại sư. Đại sư sinh thời nhà Tấn. Thuở nhỏ thông thạo tứ thư, ngũ kinh và học thuyết Lão, Trang. Năm 11 tuổi, nhân nghe pháp sư Đạo An giảng kinh Bát Nhã, Ngài liễu ngộ phát tâm xuất gia, lấy hoằng pháp lợi sinh làm nghĩa vụ trọng yếu. Sau vào Lô Sơn, thấy phong cảnh đẹp, nhàn tịch; Ngài bèn kết cỏ tranh làm nhà, giảng kinh Niết Bàn.

Do Huệ Viễn Đại Sư là người đầu tiên xiển dương pháp môn Tịnh độ hết sức sâu rộng tại Trung Hoa, nên hậu thế tôn xưng ngài là Sơ tổ Tịnh Độ tông.

Ngài là một bậc long tượng của Phật giáo, trí đức nghiêm thân, tu trì tinh mật như thế, nên ai cũng kính phục, chẳng phải là người phàm thường. Cho nên thật xứng đáng để hàng hậu học chúng ta kính lễ và noi theo tu học.

Ngày Huệ Viễn Tuệ Sư Sơ Tổ Tịnh Độ Tông vào 1 tháng 8 Âm lịch hằng năm

Ngày vía Đức Lục Tổ Huệ Năng ( 03/08 Âm lịch)

Lục Tổ Huệ Năng là thiền sư nổi tiếng trong lịch sử thiền tông Trung Hoa. Ngài không biết chữ nhưng lại là người kế tiếp Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn khi còn là cư sĩ và trở thành vị Tổ thứ sáu thiền tông Trung Hoa. Ngài là tấm gương sáng cho hàng đệ tử về ý chí tu hành, vượt qua mọi định kiến về học thức, bằng cấp, chướng ngại, khó khăn để cầu đạo quả Bồ Đề.

Ngày vía Đức Lục Tổ Huệ Năng vào 03 thánh 08 Âm lịch hằng năm

Ngày vía Tôn giả A Nan Đà (8 /8 Âm lịch)

Tôn-giả A-nan-Đà là bậc kỳ tài hiếm có trên thế gian; Ngài có một bộ óc siêu phàm tuyệt vời. Ngài nhớ được tất cả những lời đức Phật giảng dạy hàng ngày mà Ngài đã được nghe trong suốt thời gian hai mươi lăm năm làm Thị-giả cho đức Phật.

Đức Phật xếp Tôn-giả A-Nan-Đà vào hàng các đại đệ-tử vì các điểm đặc biệt, đó là: “Sức học uyên thâm, trí nhớ vô cùng đúng, kiên trì chuyên chú cần mẫn, và khéo biết ý Phật”. Những bộ Kinh ngày nay chúng ta được đọc là do sự đóng góp của Ngài và năm trăm vị Thánh Tăng thời ấy đọc lại thành Kinh sau khi đức Phật nhập Niết-bàn chừng ba bốn tháng.

Ngày vía Tôn giả A Nan Đà vào 8 thánh 8 Âm lịch hằng năm

Ngày vía Đức Phật Nhiên Đăng đản sinh (22 /8 Âm lịch)

Nhiên Đăng Cổ Phật (tiếng Phạn là Dipankara hay Dipanikara) là vị Phật thứ tư trong danh sách 28 vị Phật. Nhiên – một từ Hán-Việt – nghĩa đốt cháy, Đăng là cây đèn. Nhiên Đăng Cổ Phật cũng có khi được gọi Nhiên Đăng Phật (燃燈仏), Đính Quang Phật (錠光, “Đính” là cái chân đèn).

Trong Đại trí độ luận, đức Nhiên Đăng Cổ Phật khi đản sinh, chung quanh thân sáng như đèn, nên gọi là Nhiên Đăng Thái tử. Khi thành Phật cũng gọi là Nhiên Đăng, xưa gọi tên là Đính Quang Phật. Ở các chùa Việt Nam và Trung Quốc, Nhiên Đăng Cổ Phật thường được thờ chung với Phật Thích-ca Mâu-ni và Phật Di-lặc trong bộ tượng Tam thế Phật.

Tham Khảo Thêm:  الملاحة

Ngày Vía Đức Quán Thế Âm xuất gia ( 19/9 Âm Lịch)

Ngài Quán Thế Âm xưa kia đã thành Phật hiệu là “Chính Pháp Minh Như Lai”. Ngài thị hiện làm Bồ Tát vì muốn đảm đương công tác cứu khổ ban vui cho chúng sinh. Ngài Bồ Tát quán thấy Phật và chúng sinh đồng chung một bản thể, đồng chung một giác tính duy nhất, nhưng Phật đã giác ngộ mà chúng sinh thì còn mê. Do đó, Ngài Quán Thế Âm tức là một vị Phật tương lai sẽ bổ vào ngôi của đức Phật A Di Đà thì ngài cùng với ngài Đại Thế Chí (kiếp xưa là em ngài, con thứ vua Chuyển Luân, cùng Ngài đồng thời được đức Bảo Tạng thụ ký) giúp việc giáo hóa độ sinh cho đức Phật A Di Đà và 2 Ngài cũng ứng thân xuống cõi sa bà này trợ giáo cho đức Thích Ca Mâu Ni.

Ngày 19/9 âm lịch hằng năm là ngày Đức Quán Thế Âm quyết định xuất gia.

Ngày Vía Phật Dược Sư Lưu Ly thành đạo ( 30/9 Âm Lịch)

Phật Dược Sư (tiếng Phạn: bhaiṣajyaguru; chữ Hán: 藥師佛; nghĩa là “vị Phật thầy thuốc”) (xem các tên gọi khác) là vị Phật đại diện cho sự trọn vẹn của Phật quả ngự cõi phía đông (là cõi Tịnh Lưu ly). Tranh tượng của vị Phật này hay được vẽ với tay trái cầm thuốc chữa bệnh và tay phải kết Ấn thí nguyện.

Phật Dược Sư được người chúng sinh gọi là “vị Phật thần thuốc”. Ngài không chỉ chữa lành bệnh tật mà còn chữa khỏi tâm bệnh cho chúng sinh. Các phật tử cho rằng nếu thành tâm cầu nguyện trong ngày này, bạn sẽ có một đời an yên và vui vẻ.

Ngày 30 tháng 9 âm lịch hằng năm là ngày Vía Phật Dược Sư

Ngày vía Đức Bồ Đề Đạt Ma (Sư tổ thiền tông) (5 /10 Âm lịch)

Bồ-đề-đạt-ma (zh. 菩提達磨, sa. bodhidharma, ja. bodai daruma), dịch nghĩa là Giác Pháp (zh. 覺法), người Ấn Độ, (~470 – 543). Ông được coi là người truyền bá và sáng lập ra Thiền học và Võ thuật tới Trung Quốc. Theo truyền thuyết Trung Quốc, ông đã truyền thụ phương pháp rèn luyện thân thể cho các nhà sư Thiếu Lâm và dẫn đến việc hình thành môn võ Thiếu Lâm. Ông cũng là cha đẻ của Thiền tông Trung Quốc.

Ngày vía Đức Bồ Đề Đạt Ma (Sư tổ thiền tông) vào mùng 5 thánh 10 Âm lịch hằng năm

Ngày sinh Phật Hoàng Trần Nhân Tông (11 /11 âm lịch)

Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗, 7 tháng 12 năm 1258 – 16 tháng 12 năm 1308), tên khai sinh là Trần Khâm (陳昑), tự là Thanh Phúc, là vị vua Việt Nam thứ ba của nhà Trần nước Đại Việt. Vua Trần Nhân Tông trị vì từ ngày 8 tháng 11 năm 1278 đến ngày 16 tháng 4 năm 1293, sau đó làm Thái thượng hoàng rồi đi tu sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm cho đến khi qua đời. Trần Nhân Tông được sử Việt đánh giá là một vị Hoàng đế anh minh, đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển bền vững của Đại Việt cuối thế kỷ XIII, cũng như việc bảo vệ nền độc lập và mở rộng lãnh thổ đất nước. Ngoài ra, Trần Nhân Tông cũng là một thiền sư lớn của Phật giáo Việt Nam thời trung đại.Ông là 1 trong 14 vị anh hùng dân tộc Việt Nam.

Ngày vía Đức Phật A Di Đà đản sinh (17 /11 Âm lịch)

Phật A Di Đà là vị Phật được tôn thờ nhất trong Đại thừa. Ngài là đại diện cho sự từ bi và trí tuệ, mang lại hạnh phúc cho chúng sinh. Hàng năm vào ngày này, phật tử đến chùa để tưởng nhớ Ngài, phấn đấu để noi theo tấm gương của Ngài.

Ngày vía Đức Phật Thích Ca Thành Đạo (8/12 Âm Lịch)

Đức Phật Thích Ca là người sáng lập ra Phật giáo. Tương truyền rằng Ngài đã từ bỏ cuộc sống giàu sang nơi vương giả, trải qua quá trình tu hành gian lao để cứu độ dân chúng. Do vậy, ngày 8/12 âm lịch phật tử khắp nơi đổ về chùa để tưởng nhớ công ơn của Ngài. Đồng thời giúp tâm được thanh tịnh, xua tan muộn phiền trong cuộc sống.

Những điều nên làm trong các ngày Vía phật

Để bày tỏ lòng thành và nhận phước lành trong ngày vía Phật, bạn nên làm các việc như:

Phóng sinh: Đây là việc tốt giúp bạn nhận được nhiều phước lành. Đồng thời khiến tâm bạn thanh thản và thỏa mái hơn.

Làm việc thiện giúp tâm trạng bạn thỏa mái hơn và nhận ra được nhiều giá trị cuộc sống. Từ đó giúp bạn biết quý trọng những điều mình đang có và nhận được phước đức.

Giữ tâm trong sạch, không nói điều xấu sẽ tránh được thị phi và những suy nghĩ tiêu cực. Đồng thời giúp tâm trạng tốt hơn và dễ dàng kết nối yêu thương.

Tập lắng nghe: Việc lắng nghe không chỉ giúp chúng ta hiểu về những nỗi buồn phiền của người xung quanh mà còn giúp cứu rỗi những tâm hồn bế tắc.

Nhẫn nhịn: Nhẫn nhịn giúp ta giữ được điềm tĩnh trước mọi tình huống kể cả thuận cảnh hay nghịch duyên. Khi đủ bình tĩnh ta mới sáng suốt để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất.

Ngoài ra, có thể ăn chay, sám hối, niệm Phật, trì chú, tụng kinh… làm các việc phước lành để đem lại công đức vô lượng.

Những bài kinh thường tụng ngày vía Phật

Kinh Phật A Di Đà (Amitābha Sūtra). Kinh Đại Bi (Mahā Karuṇā Dhāraṇī). Kinh Dược Sư (Bhaiṣajya-guru-vaidūrya-prabhā-rāja Sūtra). Kinh Tiếp Dẫn (Prajñāpāramitā Hṛdaya Sūtra). Kinh Quan Thế Âm Bồ Tát (Avalokiteśvara Sūtra). Kinh Kim Cang (Vajracchedikā Prajñāpāramitā Sūtra). Kinh Đại ThừaN(Mahāvaipulya Buddhāvataṁsaka Sūtra)…

Hy vọng bài viết về các ngày vía Phật 2024 đã mang đến nhiều thông tin cần thiết cho các bạn đọc. Thành tầm hướng Phật sẽ gặp được nhiều phước lành. Chúc quý bạn đọc gặp nhiều may mắn…

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.