Phép liên tưởng là gì? Phân loại, ví dụ chi tiết
Phép liên tưởng là gì? Có bao nhiêu phép liên tưởng được sử dụng trong việc liên kết câu, liên kết đoạn trong văn bản. Những kiến thức này sẽ được giuphoctot.com giải thích chi tiết qua bài viết này.
Khái niệm phép liên tưởng là gì?
a – Phép liên tưởng là gì?
Phép liên tưởng là cách sử dụng những từ, cụm từ chỉ những sự vật có thể nghĩ đến theo một phương diện nào đó và được xuất phát từ những từ ngữ ban đầu nhằm tạo ra một mối liên kết giữa các câu chứa chúng trong văn bản.
Nói một cách đơn giản thì phép liên tưởng sử dụng những từ ngữ được liên tưởng từ một từ gốc và giữa chúng có quan hệ ngữ nghĩa hay cùng một loại từ vựng.
Vị trí các từ liên tưởng và từ gốc có thể linh động, từ liên tưởng có thể đứng trước hoặc đứng sau từ gốc đều được.
b – Ví dụ phép liên tưởng
Ví dụ 1: Trong nhà có bước bước chân thình thịch. Cửa từ từ mở ra.
Trong ví dụ này thì từ được liên tưởng là “cửa” và được suy ra từ từ gốc là “nhà”. Có nhà thì phải có cửa, nhà là vật chứa đựng còn cửa là vật bị chứa đựng.
Ví dụ 2: Cánh cửa mở toang ra. Cùng với khí lạnh của đêm mùa xuân trên núi cao, bổng tỏa vào nhà một thứ hương hoa tím nhạt.
Ta thấy trong đoạn trích này từ được liên tưởng là “cánh cửa” đứng trước từ gốc là “nhà”.
c – Tác dụng phép liên tưởng
- Phép liên tưởng có giá trị nghệ thuật, giá trị gợi hình, gợi cảm cao.
- Thường thì phép liên tưởng được sử dụng nhiều trong các tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết và các dạng câu đố, các bài ca dao chơi chữ.
- Người đọc, người nghe phải căn cứ, phân tích nghĩa trong câu mới tìm được đâu là từ liên tưởng.
Phân loại các phép liên tưởng trong tiếng Việt
Trong ngữ pháp tiếng Việt thì phép liên tưởng được chia thành hai loại gồm phép liên tưởng đồng chất và phép liên tưởng khác chất.
1 – Phép liên tưởng khác chất
Phép liên tưởng khác chất được chia thành 4 loại gồm phép liên tưởng định vị, liên tưởng đặc trưng sự vật, liên tưởng nhân quả và phép liên tưởng chức năng – công dụng.
a – Phép liên tưởng định vị
Là phép liên tưởng giữa một động vật, một đồ vật, một hành động tương ứng với một vị trí tồn tại đặc trưng, điển hình của nó trong không gian.
Ví dụ phép liên tưởng định vị
Ví dụ 1: Bước vào con đường đại học là cách đơn giản và duy nhất. Đây là con đường dẫn đến thành công cho các em sinh viên.
Ta thấy khi nói đến trường đại học thì chúng ta liên tưởng đến các bạn sinh viên. Trường đại học là không gian rộng lớn chứa đựng các bạn sinh viên, các giảng viên và nhiều thứ khác. Và nhắc đến trường đại học thì chúng ta sẽ dễ dàng liên tưởng đến sinh viên.
Ví dụ 2: Ngoài biển những con sóng đang vỗ vào bờ. Ngoài khơi những con tàu đánh cá đang tấp nập vào bờ sau một đêm làm việc vất vả.
Trong ví dụ này thì cặp từ liên tưởng là biển – thuyền. Biển là không gian rộng lớn, còn thuyền là những vật di chuyển, hoạt động trên không gian “biển” đó.
= > Phép liên tưởng định vị là từ một cái tổng quát ta suy luận ra cái cụ thể hoặc từ cái cụ thể suy ra cái tổng quát.
b – Phép liên tưởng theo chức năng – công dụng
Phép liên tưởng theo chức năng, công dụng là kiểu liên kết giữa một động vật, con người, một tĩnh vật hoặc một hoạt động với chức năng đặc trưng, điển hình của nó. Hoặc là sự liên tưởng giữa các bộ phận trên cơ thể với nhau.
Ví dụ phép liên tưởng chức năng – công dụng
Ví dụ 1: Nhà em nuôi hai con chó nhỏ. Chúng giữ nhà trong lúc gia đình em đi vắng.
Khi nhắc đến chó thì công dụng của chúng là giữ nhà, thông báo khi có người lạ đến nhà.
Ví dụ 2: Mẹ em là một giáo viên dạy toán. Hằng ngày mẹ đều soạn bài, lên lớp giảng bài cho chúng em.
Nhiệm vụ, chức năng của giáo viên là dạy học, soạn bài. Vì vậy khi nói đến thầy cô giáo thì chúng ta liên tưởng đến các hoạt động đặc trưng là dạy học, soạn bài giảng…
Ví dụ 3: Suốt mấy ngày nay, anh ấy không ngủ. Đôi mắt anh thấm sâu. Ta thấy sự liên tưởng là vì không ngủ được = > đôi mắt bị thẫm sâu, thâm quầng…
c – Phép liên tưởng đặc trưng
Là phép liên tưởng giữa một tĩnh vật hoặc một hoạt động với một dấu hiệu đặc trưng, điển hình của nó. Từ liên tưởng thường là một cụm từ.
Ví dụ phép liên tưởng đặc trưng
Ví dụ 1: Con biết bây giờ mẹ chờ tin con. Khi thấy mai đào nở vàng bên nương. Năm trước con hẹn đầu xuân sẽ về.
Ta thấy các từ liên tưởng đặc trưng “mai, đào” = > dấu hiệu mùa xuân đã về.
Ví dụ 2: Đại hội làng tới họp lớn lắm. Tiếng chiêng nổi lên từ đêm hôm trước. Tiếng chiêng là dấu hiệu đặc trưng của hội làng, ngày hội ở vùng nông thôn.
d – Phép liên tưởng nhân quả
Phép liên tưởng nhân quả thì nguyên nhân thường là các sự vật, hoạt động hoặc một sự việc nào đó còn kết quả là những yếu tố bị ảnh hưởng trực tiếp từ nguyên nhân đó. Nguyên nhân có thể là hành động, kết quả có thể là sự vật.
Ví dụ phép liên tưởng nhân quả
Ví dụ 1: Trận lụt chưa rút. Nước vẫn mênh mông. Ta thấy nguyên nhân là trận lụt, còn kết quả là nước vẫn còn ngập.
Ví dụ 2: Phương có năng khiếu nghệ thuật. Ngoài việc học, bạn ấy rất mê vẽ. Trong phòng đầy tranh.
Ta thấy nguyên nhân là mê vẽ = > kết quả là trong phòng có nhiều bức tranh.
2 – Phép liên tưởng đồng chất
Liên tưởng đồng chất là các từ được liên tưởng phải cùng một loại từ như danh từ, động từ, tính từ hay có cùng nghĩa với nhau. Phép liên tưởng đồng chất được chia thành 3 loại gồm phép liên tưởng bao hàm, phép liên tưởng đồng loại và phép liên tưởng định lượng.
a – Phép liên tưởng bao hàm
Là kiểu liên tưởng bao hàm giữa một cái chung, cái tổng thể với một cái riêng, một bộ phận thuộc cái tổng thể đó.
Ví dụ phép liên tưởng bao hàm
Ví dụ 1: Mẹ nhìn tôi nằm trên giường bệnh. Đôi mắt mẹ nhòa đi vì nước mắt.
Ta thấy cái chung là mẹ, cái riêng là đôi mắt và 2 tù này đều là danh từ.
Ví dụ 2: Hai con trâu đang húc nhau. Những cặp sừng đang va vào nhau dữ dội.
Ta thấy cái chung là trâu, cái riêng,cái liên tưởng là cặp sừng.
b – Phép liên tưởng đồng loại
Đồng loại là ngang bằng nhau, các đối tượng đồng chất ngang hàng với nhau, không phân biệt, xác định được cái nào bao hàm cái nào giúp tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa 2 câu với nhau.
Ví dụ phép liên tưởng đồng loại
Ví dụ 1: Mưa ngày càng nặng hạt. Sấm, chớp vẫn ầm ầm từng hồi.
Hai cụm từ liên tưởng là mưa – sấm, chớp và cả hai từ này đều có nghĩa tương đương nhau.
Ví dụ 2: Bộ đội xung quanh. Du kích nhào theo. Cặp từ liên tưởng là bộ đội – du kích có nghĩa ngang hàng nhau.
c – Phép liên tưởng định lượng
Ví dụ: Người mẹ chồng và nàng dâu nhìn nhau. Hai người chợt thấy lẻ loi, cô đơn và thương nhau lạ lùng. Phép liên tưởng định lượng là người mẹ chồng và nàng dâu – Hai người.
Kết luận: Đây là toàn bộ kiến thức về phép liên tưởng là gì? Phân loại các kiểu liên tưởng câu trong văn bản mà các em cần ghi nhớ.