Trẻ sơ sinh bị dị ứng đạm sữa bò: Nguyên nhân và dấu hiệu

Trẻ sơ sinh bị dị ứng đạm sữa bò: Nguyên nhân và dấu hiệu

Dị ứng đạm sữa bò là một dạng dị ứng thường gặp ở trẻ sơ sinh, có thể gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh dị ứng đạm sữa bò do đâu? Cần làm gì khi trẻ gặp phải tình trạng này?

Trẻ sơ sinh dị ứng đạm sữa bò

Dị ứng đạm sữa bò ở trẻ sơ sinh là gì?

Dị ứng đạm sữa bò ở trẻ sơ sinh là phản ứng miễn dịch của cơ thể trẻ với thành phần đạm trong sữa bò và những sản phẩm có nguồn gốc từ sữa bò.

Một thống kê ở Anh cho thấy, có gần 2% trẻ sơ sinh bị dị ứng đạm sữa bò. Phản ứng dị ứng sữa bò có thể xảy ra ngay sau khi trẻ uống sữa hoặc xuất hiện muộn trong khoảng vài phút hoặc trong vòng 72 giờ sau khi uống. Tuy nhiên, điều quan trọng ở những trẻ bị dị ứng đạm sữa bò là phải được phát hiện sớm và điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng phù hợp. (1)

Lưu ý, dị ứng đạm sữa bò khác với không dung nạp được sữa ở trẻ sơ sinh – tình trạng cơ thể không thể sản xuất đủ enzyme để tiêu hóa một loại đường trong sữa. Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò thường xảy ra trong những năm đầu đời và có thể tự khỏi sau một khoảng thời gian, khi trẻ được 1-4 tuổi, có hệ miễn dịch của trẻ phát triển hoàn thiện hơn.

Dị ứng sữa bò ở trẻ sơ sinh phổ biến như thế nào?

TS.BS Đặng Thị Ngọc Bích, khoa Khám bệnh Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, cho biết: “Dị ứng đạm sữa bò có tỷ lệ mắc phải cao nhất trong các loại dị ứng thức ăn mà trẻ nhỏ hay gặp phải, chúng xuất hiện ở khoảng 2 – 5% trẻ từ 1-5 tuổi.” Nghiên cứu cho thấy chỉ có 0.5% trẻ bú mẹ hoàn toàn gặp phải tình trạng dị ứng đạm sữa bò. Phần lớn các trường hợp này diễn ra với các triệu chứng nhẹ và trung bình. (2)

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị dị ứng đạm sữa bò ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gồm:

  • Trẻ sinh ra trong gia đình có tiền sử bị dị ứng đạm sữa bò.
  • Trẻ sơ sinh bị chàm sữa (chàm thể tạng hoặc viêm da cơ địa) hoặc hen suyễn. Trẻ mắc bệnh hen suyễn sẽ có nguy cơ cao gặp phải những phản ứng dị ứng nghiêm trọng nếu bệnh suyễn không được kiểm soát tốt.
Tham Khảo Thêm:  Bến Bình Than, nơi Trần Quốc Toản bóp nát quả cam, nay là miền quê nào của tỉnh Bắc Ninh?
Dị ứng đạm sữa bò ở trẻ sơ sinh mang tính chất tạm thời
Tình trạng dị ứng đạm sữa bò ở trẻ sơ sinh chỉ mang tính chất tạm thời

Nguyên nhân trẻ sơ sinh dị ứng đạm sữa bò

Theo chia sẻ của bác sĩ TS.BS Đặng Thị Ngọc Bích: “Dị ứng đạm sữa bò xảy ra khi hệ thống miễn dịch trong cơ thể trẻ cho rằng các thành phần protein trong sữa bò là có hại cho cơ thể, khiến cơ thể tự động sản xuất ra các kháng thể miễn dịch (IgE) làm trung hòa các protein (chất gây dị ứng) này. Ở những lần tiếp xúc với đạm sữa bò tiếp theo, kháng thể IgE trong cơ thể trẻ nhận ra chúng và báo cho hệ thống miễn dịch giải phóng histamin và các hóa chất trung gian gây dị ứng khác, dẫn tới một loạt các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng ở trẻ. ”Các bé có gien dị ứng (gien cơ địa), nhất là gien đồng hợp tử sẽ bị viêm da cơ địa nặng, hen suyễn và dị ứng thực phẩm (bao gồm dị ứng đạm bò và đạm sữa bò) xuất hiện sớm trong những năm đầu đời.

Sữa có thành phần chứa casein (tạo sữa đông lại khi bị chua – chiếm 80% hàm lượng protein trong sữa) và váng sữa (phần nước còn lại khi loại bỏ sữa đông). Cả hai thành phần và một số loại protein khác có trong sữa đều có thể gây dị ứng ở trẻ.

Tùy thuộc vào loại hóa chất được giải phóng, dị ứng đạm sữa bò ở trẻ sơ sinh được phân làm 3 loại sau:

  • Phản ứng qua trung gian globulin miễn dịch E (IgE): Các triệu chứng của dị ứng thường diễn ra sau khoảng 20 – 30 phút sau khi cơ thể tiêu thụ đạm sữa bò. Một số trường hợp triệu chứng có thế xuất hiện muộn hơn, sau đó khoảng 2 giờ.
  • Các phản ứng không qua trung gian globulin miễn dịch E: Các triệu chứng bắt đầu xuất hiện dần dần trong khoảng từ 48 giờ đến 1 tuần sau khi trẻ tiêu thụ đạm sữa bò.
  • Phản ứng hỗn hợp IgE và không phải IgE: Đây là dạng kết hợp của hai loại phản ứng dị ứng được kể trên.

Các dấu hiệu bé sơ sinh bị dị ứng đạm sữa bò

Triệu chứng dị ứng ở trẻ rất đa dạng, bao gồm các triệu chứng về hô hấp, tiêu hóa, da niêm, nặng nhất là sốc phản vệ.

  • Hô hấp: sổ mũi, khò khè, ho kéo dài, ho, hắt hơi, nghẹt mũi, khó thở,…
  • Tiêu hóa: buồn nôn, nôn trớ, đau bụng, táo bón hoặc tiêu lỏng, tiêu máu, sưng môi – lưỡi – miệng, ngứa trong miệng, biếng ăn, bỏ ăn, nuốt vướng do bị sưng phù vùng hầu họng (phù mạch)
  • Da niêm: nổi mày đay, phát ban, viêm da, chàm da, ngứa, đỏ da, sưng tấy,…

Lưu ý, nếu trẻ có triệu chứng sốc phản vệ, khó thở hoặc mất ý thức, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được cấp cứu ngay lập tức.

Tham Khảo Thêm:  Hướng dẫn cách xóa lịch sử youtube trên điện thoại đơn giản, nhanh chóng

Cách chẩn đoán bé sơ sinh dị ứng đạm sữa bò

Đối với các trường hợp nghi ngờ dị ứng đạm sữa bò ở trẻ sơ sinh, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa vào bệnh sử của trẻ, tiền căn gia đình và các triệu chứng lâm sàng đã xuất hiện. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm dị ứng nếu cần thiết, gồm:

  • Test lẩy da với dị nguyên là sữa bò.
  • Xét nghiệm định lượng IgE máu đặc hiệu với các protein sữa bò.
  • xét nghiệm tìm dị ứng nguyên trong máu (có dị ứng nguyên là sữa bò)
  • Test ăn kiêng/cho ăn lại: Cho trẻ ngưng dùng sữa bò và các chế phẩm từ sữa bò. Sau 2-4 tuần, nếu triệu chứng dị ứng không còn thì cho trẻ ăn lại sữa bò và theo dõi bé có xuất hiện lại triệu chứng hay không.
  • Test kích thích đường miệng: Cho trẻ dùng với số lượng sữa bò tăng dần lần lượt là 1-3-5-10-15-25-50-100ml mỗi 20-30 phút. Đây là tiêu chuẩn vàng để đánh giá dị ứng sữa bò nhưng cần phải được thực hiện tại cơ sở y tế có đầy đủ điều kiện cấp cứu tại chỗ khi cần thiết.

Điều trị trẻ sơ sinh bị dị ứng đạm sữa bò

Sau khi có kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ lựa chọn và lên phác đồ điều trị cho từng trường hợp cụ thể. Các phương pháp điều trị trẻ sơ sinh dị ứng đạm sữa bò thường được sử dụng gồm:

  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn: Các protein trong đạm sữa bò có thể được chuyển hóa và truyền vào cơ thể trẻ thông qua sữa, khiến trẻ bị dị ứng. Do đó, nếu trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị dị ứng đạm sữa bò, mẹ nên cắt bỏ sữa, bơ, pho mát, sữa chua, kem,… cũng như các phế phẩm khác từ sữa bò. Nếu mẹ có sử dụng một số sữa công thức khác, mẹ nên chú ý đọc kỹ bảng thành phần dinh dưỡng, từ đó, lựa chọn loại sữa phù hợp.
  • Nếu không thể nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ có thể cho con dùng sữa thủy phân toàn phần: Nghiên cứu cho thấy có khoảng 90% trẻ sơ sinh bị dị ứng đạm sữa bò có thể tiêu thụ được sữa công thức thủy phân toàn phần. Đây là loại sữa được làm từ sữa bò với thành phần dinh dưỡng giống với các loại sữa công thức khác nhưng được chia nhỏ nhằm hạn chế khả năng nhận diện protein này của hệ thống miễn dịch.
  • Cho trẻ sử dụng sữa thủy phân acid amin: Loại sữa này được chỉ định sử dụng khi trẻ không đáp ứng với sữa thủy phân hoàn toàn, thậm chí có các triệu chứng nghiêm trọng, sốc phản vệ.
Tham Khảo Thêm:  Nam, nữ Ất Tỵ 2025 mệnh gì? Hợp màu nào, công việc gì?

Lưu ý, trẻ dị ứng với đạm sữa bò thì có thể dị ứng chéo với đạm sữa dê, sữa cừu, đạm đậu nành,… Vì vậy không khuyến cáo điều trị bằng cách đổi sang loại sữa chứa đạm nguyên vẹn khác như sữa dê hay sữa đậu nành, sữa gạo không thủy phân.

Trẻ sơ sinh nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời
Trẻ sơ sinh nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời

Cách phòng tránh bé sơ sinh bị dị ứng đạm sữa bò

Các chuyên gia khuyến nghị trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ hoàn trong khoảng 6 tháng đầu đời. Sữa mẹ không chỉ là nguồn dưỡng chất tốt nhất cho trẻ sơ sinh mà còn bổ sung thêm các kháng thể, giúp hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ phát triển hoàn thiện hơn, từ đó, giúp giảm nguy cơ dị ứng với thức ăn cho trẻ. Do đó, cách tốt nhất để phòng ngừa dị ứng đạm sữa bò ở trẻ là nuôi con bằng sữa mẹ.

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị dị ứng đạm sữa bò

Nhìn chung, việc chăm sóc trẻ sơ sinh bị dị ứng đạm sữa bò giống với các trẻ bình thường khác, ngoài trừ chế độ ăn cho trẻ. Bố mẹ nên tuân thủ theo các chỉ định điều trị của bác sĩ và đưa trẻ thăm khám thường xuyên. Đồng thời, bố mẹ nên quan sát chặt chẽ các biểu hiện của trẻ để có biện pháp xử lý kịp thời khi trẻ có biểu hiện bất thường.

Dị ứng đạm sữa bò ở trẻ chỉ mang tính chất tạm thời nên khi trẻ được 1 tuổi hoặc tùy vào tình trạng của trẻ, bác sĩ sẽ cân nhắc dùng lại các sản phẩm dinh dưỡng chứa đạm sữa bò nguyên vẹn sau khi thực hiện test kích thích đường miệng tại bệnh viện.

Test kích thích đường miệng (thực hiện tại bệnh viện):

  • Nhỏ 1 – 2 giọt sữa bò lên môi trẻ, chờ sau 15 phút xem có phản ứng không. Các phản ứng bao gồm: sinh hiệu bất thường, nỗi mẩn quanh môi, phù mi mắt, sưng môi, bé khó chịu bứt rứt…
  • Nếu không phản ứng xảy ra, bé được cho uống sữa tiếp, lượng sữa ít tăng dần mỗi 30 phút như sau: 1-3-5-10-15-25-50-100ml.
  • Nếu không có triệu chứng dị ứng, trẻ được cho sử dụng sữa này tiếp tục với lượng ít nhất 200ml/ngày trong 2 tuần. Khi không có biểu hiện liên quan dị ứng trẻ có thể quay lại uống sữa bò bình thường.

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ sơ sinh và những vấn đề về sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ khoa Sơ Sinh, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:

Trẻ sơ sinh dị ứng đạm sữa bò cần được phát hiện và hỗ trợ điều trị sớm. Do đó, bố mẹ cần chú ý quan sát và đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi trẻ có các biểu hiện của dị ứng đạm sữa bò.

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.