Bong gân cổ chân: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán

Bong gân cổ chân: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán

Bong gân cổ chân là tình trạng phổ biến, thường xảy ra sau khi chấn thương do té ngã trong quá trình vận động, di chuyển. Triệu chứng sưng đau tùy vào mức độ tổn thương dây chằng. Bong gân nhẹ có thể tự khỏi hoặc cải thiện nhanh chóng sau khi chăm sóc đúng cách, nghỉ ngơi và dùng thuốc. Với các trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể chỉ định can thiệp phẫu thuật để tránh biến chứng.

bong gân cổ chân

Bong gân cổ chân là gì?

Bong gân cổ chân là tình trạng dây chằng cổ chân bị căng giãn hoặc đứt, thường xảy ra sau khi va chạm hoặc té ngã trong quá trình di chuyển. Dây chằng khớp cổ chân có chức năng ổn định khớp, giữ khớp ở đúng vị trí, được chia làm hai nhóm như sau:

  • Dây chằng bên ngoài cổ chân: Dây chằng mác sên trước và sau, dây chằng mác gót.
  • Dây chằng bên trong cổ chân: Dây chằng denta (có hai lớp nông và sâu).

Hầu hết các trường hợp bong gân ở cổ chân đều liên quan đến chấn thương nhóm dây chằng bên ngoài cổ chân.

dây chằng cổ chân bị giãn hoặc đứt

Phân độ bong gân cổ chân

Phân độ bong gân cổ chân được xác định dựa trên mức độ tổn thương dây chằng, cụ thể như sau: (1)

  • Độ 1 (nhẹ): Dây chằng bị giãn nhẹ hoặc có vết rách rất nhỏ, cổ chân sưng đau nhẹ khi chạm vào.
  • Độ 2 (trung bình): Dây chằng bị đứt nhưng không rách hoàn toàn, cổ chân lỏng lẻo nhẹ, bị sưng tấy, đau khi di chuyển.
  • Độ 3 (Nặng): Dây chằng bị đứt hoàn toàn, cổ chân bị sưng tấy nhiều, khớp cổ chân bị lỏng lẻo nhiều.

Nguyên nhân cổ chân bị bong gân

Bong gân cổ chân có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như:

  • Chấn thương khi tiếp đất bằng một chân sau khi nhảy hoặc xoay người
  • Chấn thương khi đi bộ hoặc tập thể dục trên bề mặt không bằng phẳng
  • Bị giẫm vào chân
  • Khi bị chấn thương: bàn chân bị lật vào trong (tổn thương dây chằng bên ngoài) hoặc lật ra ngoài (tổn thương dây chằng bên trong).

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị bong gân cổ chân bao gồm:

  • Chơi thể thao: Bong gân cổ chân là một chấn thương thể thao phổ biến, đặc biệt là các bộ môn cần nhảy hoặc xoay bàn chân như quần vợt, bóng đá, bóng rổ, chạy địa hình…

Tham khảo: Các chấn thương trong bóng đá phổ biến

  • Hoạt động trên bề mặt không bằng phẳng: Đi bộ hoặc chạy trên bề mặt không bằng phẳng, điều kiện mặt sân không tốt có thể làm tăng nguy cơ cổ chân bị bong gân.
  • Có tiền sử bị chấn thương vùng cổ chân trước đó: Bong gân có khả năng tái phát ở những người từng có tiền sử bị chấn thương vùng cổ chân trước đó.
  • Tình trạng thể chất không tốt: Tính linh hoạt và sức mạnh của cổ chân bị giảm cũng làm tăng nguy cơ bong gân khi tham gia thể thao.
  • Mang giày không phù hợp: Giày không vừa vặn, không phù hợp với hoạt động thể thao (chạy bộ, đá bóng), hoặc thói quen mang giày cao gót thường xuyên cũng làm tăng nguy cơ chấn thương cổ chân.
Tham Khảo Thêm:  Hoa thanh liễu: Ý nghĩa, cách trồng và hình ảnh đẹp của hoa trong đời sống

nguyên nhân bị bong gân cổ chân

Triệu chứng bong gân cổ chân thường gặp

Bong gân cổ chân thường xuất hiện với những triệu chứng điển hình sau đây:

  • Đau cổ chân
  • Sưng tấy
  • Bầm tím
  • Cảm giác lỏng lẻo cổ chân
  • Đi lại khó khăn

Triệu chứng bong gân cổ chân kéo dài bao lâu?

Sau khi cổ chân bị chấn thương, triệu chứng sưng thường không xuất hiện ngay lập tức mà sẽ xảy ra khoảng vài giờ sau đó. Đối với các trường hợp nghiêm trọng, tình trạng sưng đau có thể kéo dài cho đến khi tổn thương dây chằng phục hồi, thường mất từ 6 – 12 tuần. (2)

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Ngay khi nhận thấy triệu chứng sưng, đau ở cổ chân sau va chạm, tai nạn và nghi ngờ bị bong gân cổ chân, người bệnh nên đi khám bác sĩ sớm để được chẩn đoán, điều trị kịp thời. Trong một số trường hợp, sưng đau dữ dội có thể là dấu hiệu cảnh báo tổn thương dây chằng nghiêm trọng, gãy xương cổ chân hoặc cẳng chân. Sau khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp để phục hồi hiệu quả.

triệu chứng sưng và đau ở cổ chân

Bong gân cổ chân có nguy hiểm không?

Bong gân cổ chân không được điều trị đúng cách, quay lại trở lại vận động quá sớm sau chấn thương hoặc bong gân tái phát nhiều lần có thể dẫn đến các biến chứng như:

  • Đau cổ chân mạn tính
  • Mất vững khớp cổ chân mạn tính (Chronic ankle joint instability)
  • Viêm khớp, thoái hóa khớp cổ chân

Phương pháp chẩn đoán

Bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử và thăm khám cổ chân, bàn chân và các tổn thương đi kèm. Cổ chân cần được đánh giá bằng các nghiệm pháp khám như: nghiệm pháp vẹo trong, vẹo ngoài, ngăn kéo trước để đánh giá mức độ tổn thương. Đối với tình trạng chấn thương nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm hình ảnh: (3)

  • Chụp X-quang: Nhằm loại trừ nguyên nhân gãy xương, đánh giá vị trí các xương vùng cổ chân.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Nhằm tạo ra hình ảnh mặt cắt ngang chi tiết của các cấu trúc phần mềm bên trong cổ chân, bao gồm các dây chằng.
  • Siêu âm: Thông qua siêu âm, bác sĩ có thể đánh giá tình trạng tổn thương dây chằng cổ chân.
  • Chụp CT: Có thế thấy được hình ảnh chi tiết về xương và khớp trong cổ chân.

Cần làm gì khi bị bong gân cổ chân?

1. Chăm sóc tại nhà

Đối với tình trạng bong gân cổ chân, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh áp dụng phương pháp PRICE trong 24 – 48 giờ đầu tiên sau chấn thương, cụ thể như sau:

  • P (Protection) – Bảo vệ: Người bệnh có thể sử dụng nẹp và đi chống nạng để bảo vệ cổ chân khỏi tổn thương thêm.
  • R (Rest) – Nghỉ ngơi: Người bệnh khi bị bong gân ở cổ chân cần hạn chế hoạt động thể chất như chạy, nhảy, tập thể dục để tránh tổn thương nghiêm trọng hơn.
  • I (Ice) – Chườm lạnh: Người bệnh chườm đá vào cổ chân trong vòng khoảng 20 phút để giảm triệu chứng sưng.
  • C (Compression) – Băng ép: Băng ép thường dùng khi có vết thương đi kèm, đối với chấn thương nặng cần sử dụng nẹp vải hoặc nẹp gỗ để cố định cổ chân.
  • E (Elevation) – Nâng cao chân: Nâng cao vùng cổ chân cao hơn tim khi ngồi hoặc nằm.
Tham Khảo Thêm:  Top 10 Thương hiệu Thức ăn Nhanh Nổi tiếng nhất tại Việt Nam

cách chăm sóc tại nhà

2. Dùng thuốc

Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh uống thuốc chống viêm và giảm đau như NSAIDs, acetaminophen để giúp kiểm soát cơn đau và tình trạng sưng tấy do bong gân cổ chân.

3. Bất động vùng cổ chân

Đối với trường hợp chấn thương cổ chân nặng (độ III), bệnh nhân cần được bất động cổ chân bằng nẹp vải hoặc nẹp bột trong thời gian 4-6 tuần để các dây chằng hồi phục. Nếu vận động quá sớm sau chấn thương có thể dẫn đến tình trạng mất vững khớp cổ chân mạn tính.

4. Vật lý trị liệu

Sau khi tình trạng sưng đau đã được cải thiện, cổ chân có thể cử động nhẹ nhàng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện vật lý trị liệu. Quá trình điều trị sẽ bao gồm một số bài tập giúp khôi phục phạm vi chuyển động, tăng cường sức mạnh, tính linh hoạt và ổn định cho cổ chân. (4)

Đầu tiên, người bệnh cần luyện tập giữ thăng bằng và ổn định bằng cách tăng cường khả năng phối hợp của các cơ cổ chân, giúp hỗ trợ khớp và ngăn ngừa bong gân tái phát, chẳng hạn như đứng bằng một chân. Ngoài ra, một số bài tập khác cũng có thể được chỉ định tùy thuộc vào từng trường hợp.

Nếu bong gân khớp cổ chân xảy ra do chấn thương thể thao, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để biết thời điểm có thể quay trở lại tập luyện bộ môn đó.

5. Phẫu thuật

Trong một số ít trường hợp, nếu tình trạng tổn thương vẫn không phục hồi sau khi dùng thuốc, bất động khớp cổ chân, tập vật lý trị liệu, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để làm vững lại khớp cổ chân, ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng xảy ra.

Bong gân cổ chân có tự khỏi không?

Hầu hết các trường hợp bong gân nhẹ ở cổ chân đều có thể tự khỏi, tình trạng nặng cần can thiệp điều trị để tránh biến chứng. Tuy nhiên, việc phục hồi sức mạnh cho cổ chân luôn đóng vai trò quan trọng, là biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa chấn thương tái phát về sau. Đối với các trường hợp sưng đau kéo dài hơn 4 – 6 tuần sau khi va chạm, cảm thấy khó khăn khi di chuyển, người bệnh có nguy cơ đã bị mất vững khớp cổ chân mạn tính.

Tham Khảo Thêm:  Cách sử dụng hàm Weekday trong Excel chi tiết và dễ hiểu nhất

Cách phòng ngừa bong gân cổ chân

Tình trạng bong gân ở cổ chân có thể được phòng ngừa hiệu quả thông qua một số biện pháp như:

  • Khởi động trước khi tập thể dục hoặc chơi thể thao
  • Cẩn thận khi chạy bộ, đi bộ hoặc vận động trên các bề mặt không bằng phẳng
  • Sử dụng nẹp hoặc băng để hỗ trợ vùng cổ chân nếu từng bị thương trước đó
  • Mang giày vừa vặn với chân và phù hợp với từng hoạt động (đá bóng, đi bộ, chạy bộ…)
  • Hạn chế đi giày cao gót
  • Tăng cường luyện tập để duy trì sức mạnh và tính linh hoạt của cơ bắp

Cách chăm sóc và phục hồi sau chấn thương bong gân vùng cổ chân

Sau khi điều trị bong gân ở cổ chân, người bệnh cần phục hồi sức mạnh và tính linh hoạt cho bộ phận này thông qua các bài tập cải thiện phạm vi chuyển động, bao gồm:

  • Chuyển động không có lực cản
  • Bài tập rèn luyện sức mạnh cho cơ, gân ở phía trước và phía sau chân
  • Thực hiện các bài tập điều chỉnh tư thế cơ thể (proprioception) để ngăn ngừa bong gân tái phát

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; TS.BS Tăng Hà Nam Anh; ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; BS.CKI Trần Xuân Anh, ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa, TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế.

Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp…

BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.

Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Trên đây là tổng hợp tất cả thông tin hữu ích liên quan đến tình trạng bong gân cổ chân. Hy vọng với những chia sẻ này, người bệnh đã có thêm cập nhật mới trong việc phòng ngừa, phát hiện và điều trị, giúp hạn chế tối đa các biến chứng.

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.