Bị chó mèo cào chảy máu có sao không?

Bị chó mèo cào chảy máu có sao không?

Khi đùa giỡn với chó, mèo việc chúng nhảy chồm lên và ôm lấy bạn rất thường xảy ra, vì sao ư? Đó là vì chúng rất quý mến bạn hoặc củng có thể là do bạn đẹp Đôi khi việc nhảy chồm lên lại khiến chó “vô tình” mất kiểm soát và quẹt móng lên da bạn, bạn đổ máu và trong đầu bắt đầu có nhiều suy nghĩ

Chết rồi, chó mèo cào chảy máu thì có sao không? phải xử lý như thế nào đây? Điều này có gây ra bệnh dại hay không? Có nên đi bác sĩ để tiêm phòng không nhỉ?

bi-cho-meo-cao-chay-mau-co-sao-khong

Có khả năng bị nhiễm trùng không?

Đầu tiên, chúng ta đều đồng ý chó đi bằng bốn chân, chúng sẵn sàng đào bới, cào cấu khắp nơi nên móng chân của chó “rất bẩn”. Trong móng của chúng có thể chứa nhiều loại vi khuẩn, nấm và có thể lây truyền sang cho con người nếu chó cào bạn và tạo ra vết thương hở. Một triệu chứng khá nguy hiểm khi bị chó cào chảy máu đó là có thể gây ra uốn ván

Hầu hết chúng ta đều lầm tưởng bệnh dại và các bệnh khác sẽ lây truyền qua con người, khi nước dãi của chó tiếp xúc với vết thương hở hoặc vết máu trên cơ thể con người. Nên khi bị chó cào, thì đâu có dính nước miếng – đâu sợ bị các bệnh này phải không?

Tham Khảo Thêm:  Cổng thông tin tuyển sinh trường Đại học Đông Á Đà Nẵng

Tuy nhiên, bạn có bỏ quên điều gì không? Chó thường xuyên liếm bàn chân của chúng và móng cũng bao gồm trong đó. Vậy thì khả năng gây ra các bệnh nguy hiểm như dại, MRSA hoặc Capnocytophaga khi bạn bị chó cào chảy máu là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

bi-cho-meo-cao-chay-mau-co-sao-khong

Có bị bệnh dại hay không?

Đây chắc hẳn là một câu hỏi mà bạn rất lo lắng! Mặc dù khả năng bị dại khi bị chó cào là rất thấp nhưng không phải là không xảy ra. Virus gây bệnh dại thường lây lan qua việc tiếp xúc với nước bọt hoặc mô não của động vật bị nhiễm bệnh dại, tuyệt nhiên nó không thể lây lan qua da nếu chúng ta không có vết thương nào trên người

Vậy chúng ta sẽ có khả năng mắc bệnh dại nếu bị chó cào khi nào? Đó là khi tất cả các yếu tố bên dưới xảy ra vào cùng một thời điểm

– Chó cào bạn đang mắc bệnh dại – Chó bị dại vừa liếm chân của chúng và virus dại từ nước dãi có mặt ở chân – Chó mắc bệnh dại vừa liếm chân sau đó cào bạn gây ra một vết thương hở hoặc chảy máu

Đó chính là trường hợp đen đuổi nhất sẽ khiến bạn bị dại khi bị chó cào. Rất rất hiếm, nhưng củng không nên chủ quan trong tình huống này

– Nếu là chó nhà hãy suy nghĩ kỹ xem bạn đã tiêm vắc-xin phòng dại cho chó chưa? Gần đây chó có được thả ra đường hay không (khi thả ra đường chúng sẽ có khả năng tiếp xúc với động vật bị dại hay không)? – Nếu là chó nhà hàng xóm: hãy đến hỏi người hàng xóm của mình hai câu hỏi tương tự như ở phần chó nhà nhé – Nếu là chó hoang: tốt nhất là đi tiêm phòng ngay và luôn cho chắc ăn

Tham Khảo Thêm:  Ý Nghĩa Lá Bài Ace of Swords Trong Tarot

Xử lý khi bị chó cào như thế nào

Thông thường các vết xước của động vật có vẻ như vô hại nhưng đôi khi chúng lại chuyển thành những vết nhiễm trùng nghiêm trọng khi gây chảy máu. Các vết cấu (không tạo thành lằn) trông thì có vẻ ít nguy hiểm, vì không gây chảy máu quá nhiều nhưng lại là mối nguy hiểm tiềm tàng nhất vì chúng cắm sâu vào thịt

Khi bị chó cào chúng ta sẽ chia thành hai trường hợp khác nhau, bạn hãy xem trường hợp nào phù hợp với hoàn cảnh của bạn bây giờ và tìm cách xử lý nhé

Trường hợp 1: Nếu là chó nhà hoặc chó hàng xóm “lành tính” đã tim phòng đầy đủ vắc-xin dại (Mức độ: Trung bình)

– Nếu vết xước chảy nhiều máu, hãy dùng khăn sạch đè lên cho đến khi máu ngừng chảy. Khi máu đã ngừng chảy, hãy rửa vết thương thật sạch bằng xà phòng và nước trong ba phút. Sau đó, làm sạch và khô da, bôi một ít thuốc mỡ kháng sinh và băng vết thương lại

– Hãy theo dõi diễn biến của vết xước xem có bị dấu hiệu nhiễm trùng hay không bao gồm các dấu hiệu như: tăng nhiệt độ, đỏ, sưng, đau nhức hoặc tạo các vệt đỏ trên da. Theo dõi trong ít nhất 72 giờ, nếu gặp bất kỳ những triệu chứng nào đã nêu ở trên hãy đến bệnh viện để theo dõi ngay lập tức

Tham Khảo Thêm:  Mùa Vọng - Ngày 20/12 | Tổng Giáo Phận Hà Nội

Trường hợp 2: Nếu là chó hoang hoặc vết cào xuyên thủng sâu, chảy nhiều máu hoặc nghi ngờ chó đã liếm chân từ trước, các vết cào vào đầu, mặt, cổ, tay hoặc bộ phận sinh dục (Mức độ: Nguy hiểm)

– Thực hiện cầm máu, rửa sạch vết cào và sát khuẩn sơ bộ, nhanh chóng đi tiêm vắc-xin phòng dại và huyết thanh kháng dại ngay khi có thể. Theo dõi cá thể chó đã cào bạn chảy máu sát sao trong vòng 15 ngày xem chúng có biểu hiện gì lạ thường hay không. Đồng thời theo dõi độ nhiễm trùng của vết xước bằng các dấu hiệu tăng nhiệt, đỏ, sưng, đau nhức… như trên.

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Du học Hàn quốc