Lý thuyết và bài tập về các chất phản ứng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 môn Hóa học 12 năm 2021

Những chất tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 gồm

Phản ứng thế H bằng ion kim loại Ag

Các phương trình phản ứng:

R-C≡CH + AgNO3 + NH3 → R-C≡CAg + NH4NO3

Đặc biệt

CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → AgC≡CAg + 2NH4NO3

Các chất thường gặp: axetilen (etin) C2H2; propin CH3-C≡C; vinyl axetilen CH2=CH-C≡CH

Nhận xét:

– Chỉ có C2H2 phản ứng theo tỉ lệ 1:2

– Các ank-1-ankin khác phản ứng theo tỉ lệ 1:1

Trong phản ứng này andehit đóng vai trò là chất khử

Các phương trình phản ứng:

R-(CHO)x + 2xAgNO3 + 3xNH3 + xH2O → R-(COONH4)x + 2xAg + 2xNH4NO3

Andehit đơn chức (x=1)

R-CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → R-COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3

Tỉ lệ mol nRCHO : nAg = 1:2

Riêng andehit fomic HCHO tỉ lệ mol nHCHO : nAg = 1:4

HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4Ag + 4NH4NO3

Nhận xét:

– Dựa vào phản ứng tráng gương có thể xác định số nhóm chức – CHO trong phân tử andehit. Sau đó để biết andehit no hay chưa no ta dựa vào tỉ lệ mol giữa andehit và H2 trong phản ứng khử andehit tạo ancol bậc I

– Riêng HCHO tỉ lệ mol nHCHO : nAg = 1:4. Do đó nếu hỗn hợp 2 andehit đơn chức tác dụng với AgNO3 cho nAg > 2.nandehit thì một trong 2 andehit là HCHO

– Nếu xác định CTPT của andehit thì trước hết giả sử andehit không phải là HCHO và sau khi giải xong thử lại với HCHO.

– Tỉ lệ mol nchất : nAg = 1:2

+ axit fomic: HCOOH

+ Este của axit fomic: HCOOR

Tham Khảo Thêm:  Cách nhận biết so sánh hơn và so sánh nhất của tính từ

+ Glucozo, fructozo: C6H12O6

+ Mantozo: C12H22O11

Câu 1. Dãy gồm các chất đều tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3, là:

A. anđehit fomic, axetilen, etilen.

B. anđehit axetic, axetilen, butin-2.

C. anđehit axetic, butin-1, etilen.

D. axit fomic, vinylaxetilen, propin.

Câu 2. Cho dãy các chất: C2H2, HCHO, HCOOH, CH3CHO, (CH3)2CO, C12H22O11 (mantozơ). Số chất trong dãy tham gia được phản ứng tráng gương là

A. 3.

B. 5.

C. 6.

D. 4.

Câu 3. Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, mantozơ. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là

A. 3.

B. 4.

C. 2.

D. 5.

Câu 4. Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là

A. 3.

B. 6.

C. 4.

D. 5.

Câu 5.Cho các hợp chất hữu cơ: C2H2; C2H4; CH2O; CH2O2 (mạch hở); C3H4O2 (mạch hở, đơn chức). Biết C3H4O2 không làm chuyển màu quỳ tím ẩm. Số chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo ra kết tủa là

A. 2.

B. 4.

C. 3.

D. 5.

Câu 6. Dãy gồm các dung dịch đều tham gia phản ứng tráng bạc là:

A. Glucozơ, glixerol, mantozơ, axit fomic.

B. Glucozơ, fructozơ, mantozơ, saccarozơ.

C. Glucozơ, mantozơ, axit fomic, anđehit axetic.

D. Fructozơ, mantozơ, glixerol, anđehit axetic.

Câu 7. Cho dãy các chất: anđehit axetic, axetilen, glucozơ, axit axetic, metyl axetat. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là

Tham Khảo Thêm:  Ý nghĩa của tên Hoàng và cách đặt tên đệm, biệt danh cho tên Hoàng hay nhất

A. 3.

B. 2.

C. 5.

D. 4.

Câu 8. Các chất trong dãy nào sau đây đều tạo kết tủa khi cho tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng?

A. vinylaxetilen, glucozơ, axit propionic.

B. vinylaxetilen, glucozơ, anđehit axetic.

C. glucozơ, đimetylaxetilen, anđehit axetic.

D. vinylaxetilen, glucozơ, đimetylaxetilen.

Câu 9. Chất nào dưới đây khi cho vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng, không xảy ra phản ứng tráng bạc?

A. Mantozơ.

B. Fructozơ.

C. Saccarozơ.

D. Glucozơ.

Trên đây là phần trích dẫn Lý thuyết và bài tập về các chất phản ứng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 môn Hóa học 12 năm 2021, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Du học Hàn quốc